Đôn, ông còn nghèo lắm. Ông phải tính trước, với hai cắc mỗi ngày, ông
phải tiêu những gì? Như vậy, có khi nào ông tự hỏi tiền đi đâu mất không?
Không, ông đã biết rồi mà. Ông thích phương pháp ấy tới nỗi tiếp tục dùng
nó khi ông đã giàu, nổi danh khắp thế giới và có cả một chiếc du thuyền
nữa.
ÔNg John. Rockfeller cũng giữ một sổ kế toán. Trước khi lên giường ngủ,
ông đã tính toán để biết rõ từng xu số tiền còn lại.
Bạn và tôi, chúng ta cũng phải có một sổ tay để ghi số xuất nhập cho tới hết
đời ư? Không, không cần. Những nhà chuyên môn khuyên rằng phải ghi
chép từng xu một, ít nhất trong một tháng đầu và nếu có thể được, trong hai
tháng sau. Như vậy chúng ta biết tiêu vào những việc gì, rồi do thấy, có thể
lập ngân sách chi tiêu được.
Bạn nói bạn biết rõ tiêu tiền vào những việc gì ư? Có thể được lắm, nhưng
trong 1.000 người mới có một người như bạn! Bạn Stapletin nói với tôi
rằng phần đông đàn ông hay đàn bà cũng vậy, lại nhờ bà làm cố vấn về vấn
đề tài chánh, đều kết hàng giờ các món chi tiêu bao nhiêu để cho bà chép-
rồi khi thấy kết quả bà dã ghi trên giấy, họ la lên: "à! Vậy ra tiền tôi đi theo
cái ngả đó sao? "Họ không tin như vậy. Bạn có giống họ không? Có thể
được lắm.
Quy tắc thứ nhì: Lập ngân sách thiệt đúng với những nhu cầu của bạn, như
quần áo phải cắt khít với thân thể bạn vậy.
Bà Stapleton lại nói với tôi rằng hai gia đình có thể sống sát vách nhau,
trong những nhà y như nhau, cùng trong một xóm, cùng cò một con số,
cùng lãnh một số lương mà quy chi tiêu của họ nhiều khi khác nhau rất xa.
Tại sao vậy? Tại vì không ai giống ai hết. bà nói lập ngân sách phải do
chính ta làm lấy và phải quen rồi mới làm đúng được.
Lập ngân sách không phải là hy sinh bỏ hết nỗi vui trong đời mà là để cho
ta thấy yên ổn trong lòng về vấn đề tài chính.
Bà tiếp: "Những người nào có ngân sách gia đình là những người thanh
nhàn".
Nhưng bạn lập ngân sách ra sao? Như tôi đã nói, trước hết chúng ta phải ghi
đủ những chi tiêu, rồi đi hỏi ý kiến những nhà chuyên môn. Trong nhiều