Nhìn chiếc chổi bay thời trung cổ được trưng bày tại Bảo tàng Quidditch ở
Luân Đôn, chúng ta mới thấu hiểu được nỗi khó chịu của Lochrin (xem Fig.
A). Cán chổi tần bì thô mộc đầy mắt gỗ, với những nhánh cây phỉ được
buộc cẩu thả phía đuôi chổi vừa không thoải mái, lại chả có tính khí động
học gì cả. Cây chổi cũng chỉ được trang bị những bùa chú cơ bản: một tốc
độ bay duy nhất, chỉ có thể bay lên, bay xuống, và dừng lại.
Vì các gia đình pháp thuật ngày đó đều tự làm chổi, nên có vô vàn tốc độ
bay, mức độ thoải mái, và cách điều khiển miễn là phù hợp với họ. Tuy vậy,
tới thế kỷ hai mươi, các phù thủy bắt đầu biết đổi chác thành phẩm. Một
người làm chổi tốt có thể đổi chổi lấy độc dược của người hàng xóm có kỹ
năng pha chế giỏi hơn. Khi cưỡi chổi bay trở nên dễ chịu hơn, người ta
thường cưỡi chổi để giải trí nhiều hơn là chỉ để di chuyển từ chỗ nọ đến chỗ
kia.