Quốc gia khởi nghiệp Ebook.vn
hay đại loại thế, liệu bạn có dám bỏ đi và mạo hiểm tất cả để tạo ra một thứ mới mẻ? Bạn
không dám. Vì bạn đang quá thoải mái. Nhưng nếu bạn là một người nhập cư ở một vùng
đất mới và đang nghèo túng”, Margalit tiếp tục, “hoặc bạn đã từng giàu nhưng gia đình bạn
bị mất sạch gia sản - chỉ khi ấy bạn mới có động lực. Bạn không còn nhìn thấy mình sẽ bị
mất gì, mà chỉ thấy mình sẽ thắng được gì. Đó là tinh thần chúng tôi đang có ở đây, trải rộng
trên toàn bộ dân số”
[97]
.
Gidi Grinstein từng là cố vấn cho cựu Thủ tướng Ehud Barak và là thành viên của nhóm
đàm phán Israel tại hội nghị Trại David năm (2000) với Bill Clinton và Yasir Arafat. Ông đã
tách ra và thành lập trung tâm ý tưởng Reut Institute của riêng mình, tập trung vào việc làm
thế nào để Israel có thể trở thành một trong số 15 nước giàu nhất thế giới vào năm 2020.
Ông nêu luận điểm tương tự: “Một hoặc hai thế hệ trước đây, ai đó trong gia đình chúng tôi
đã gói ghém đồ đạc rất nhanh và bỏ đi. Người nhập cư không ngại làm lại từ đầu. Họ là, theo
định nghĩa, những người dám mạo hiểm. Một quốc gia của người nhập cư là một quốc gia
của tay chơi khởi nghiệp”.
Shai Agassi, người sáng lập Better Place là con trai của một người nhập cư Iraq. Cha của
anh, ông Reuven Agassi đã bị buộc phải rời thành phố Basra ở phía Nam Iraq cùng với gia
đình khi mới chín tuổi. Khi đó, chính quyền Iraq sa thải toàn bộ nhân viên Do Thái, tịch thu
tài sản của họ và tùy tiện bắt bớ người thuộc cộng đồng Do Thái. Ở Baghdad, chính quyền
thậm chí còn công khai treo cổ tử tù. “Cha tôi (ông nội của Shai) làm kế toán cho ban quản lý
cảng Basra thì bị đuổi việc. Chúng tôi rất lo cho mạng sống của mình”, Reuven chia sẻ với
chúng tôi
[98]
. Không còn nơi nào để đi, gia đình Agassi nhập vào dòng lũ 150 nghìn người tị
nạn Iraq đến Israel vào năm 1950.
Ngoài số liệu tuyệt đối của người nhập cư Israel, còn có một nhân tố khác khiến vai trò của
làn sóng nhập cư đến Israel trở nên độc đáo: Những chính sách của chính phủ Israel được
triển khai để đồng hóa những người mới đến.
Có một mối liên quan trực tiếp giữa lịch sử của những chính sách nhập cư của các nước
phương Tây với cách tiếp cận được giới công thần lập quốc của Israel áp dụng. Trong suốt
thế kỷ 17, 18 và 19, sự nhập cư vào Mỹ được thả tự do; và có lúc người nhập cư còn được
thuê đến Mỹ để giúp định cư ở những khu vực kém phát triển. Cho đến những năm 1920,
không hề tồn tại việc hạn chế số lượng người nhập cư ở Mỹ, mặc dù bị quản lý bằng những
quy định sức khỏe và những bài kiểm tra văn hóa.
Nhưng khi các lý thuyết chủng tộc bắt đầu ảnh hưởng đến chính sách nhập cư của Mỹ, việc
tiếp cận tự do dần bị siết chặt. Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Mỹ tuyển một nhà tư vấn ưu
sinh, tiến sĩ Harry H. Laughlin, người quả quyết rằng có một số chủng tộc mang tính thượng
đẳng. Một lãnh đạo khác của phong trào ưu sinh là tác gia Madison Grant thì tranh luận
trong cuốn sách được phát hành rộng rãi của mình rằng người Do Thái, Ý và một số chủng
tộc khác là thượng đẳng vì sự khác biệt trong kích thước hộp sọ.
Đạo luật Nhập cư năm 1924 thiết lập các giới hạn mới về số lượng người nhập cư, căn cứ
vào ”nguồn gốc quốc gia”. Có hiệu lực từ năm 1929, đạo luật áp đặt hạn ngạch nhập cư hằng