Quốc gia khởi nghiệp Ebook.vn
gian trong các chủng viện của người Do Thái (yeshivot). Tiêu chuẩn này được David Ben-
Gurion đề ra, nhằm nhn được sự hỗ trợ về chính trị của haredi vào thời điểm lập quốc của
Israel. Song trong khi sự “miễn trừ yeshiva” ban đầu chỉ áp dụng cho 400 sinh viên, kể từ đó
nó đã tăng đến mức hàng chục nghìn sinh viên chọn yeshiva thay vì quân đội.
Kết quả của việc này đã tăng gấp ba lần hệ luỵ cho nền kinh tế. Haredim thường tự cách ly
khỏi lực lượng lao động vì họ thiếu kinh nghiệm làm việc trong quân đội; thêm nữa, vì họ
không được phép làm việc nếu họ muốn miễn trừ nghĩa vụ quân sự - tức là họ phải học -
những thanh niên trẻ sẽ không có kinh nghiệm trong cả khu vực tư nhân lẫn trong quân đội
(thiếu kinh nghiệm doanh nhân); và vì vậy xã hội haredim ngày càng phụ thuộc vào trợ cấp
của chính phủ để sinh tồn.
Có hai lý do chính tại sao tỉ lệ người Ả-rập ở Israel tham gia vào nền kinh tế thấp. Một là vì
họ không được thực hiện nghĩa vụ quân sự, nên giống như haredim, họ ít có cơ hội phát
triển những kỹ năng kinh doanh và ứng phó mà quân đội Israel đã khắc sâu. Hai là, họ cũng
không phát triển được mạng lưới kinh doanh mà những người Do Thái trẻ xây dựng khi
phục vụ trong quân đội, sự chênh lệch này đã làm trầm trọng khoảng cách văn hoá lâu đời
giữa dân Do Thái trong nước và những cộng đồng người Ả-rập.
Mỗi năm, hàng nghìn sinh viên Ả-rập tốt nghiệp các trường công nghệ và kỹ thuật của
Israel. Tuy vậy, theo Helmi Kittani và Hanoch Marmari, đồng Giám đốc Trung tâm Phát triển
Kinh tế Do Thái - Ả-rập, “chỉ có ít người tìm được việc làm phù hợp với kỹ năng được đào
tạo... các sinh viên Ả-rập mới ra trường cần được trang bị hành trang quan trọng mà chính
phủ không thể mang lại: Một mạng lưới bạn bè đúng chỗ.”
[183]
Và vì thiếu vắng những mối
quan hệ cá nhân như vậy, người Ả-rập càng là người Do Thái mất lòng tin về khả năng tổ
chức và quản trị của mình.
Một vấn đề khác là thành kiến trong cộng đồng Ả-rập ở Israel đối với phụ nữ trong lực
lượng lao động. Một nghiên cứu năm 2008 của tổ chức Chống bạo hành phụ nữ, một tổ chức
của người Ả-rập Israel, cho thấy quan điểm chung của người Ả-rập địa phương có thể đang
dần thay đổi, nhưng quan niệm truyền thống vẫn còn thâm căn. Trong một cuộc khảo sát,
ngay cả những người “chống quan điểm bảo thủ”, vẫn đồng ý với tuyên bố: “Phần lớn xã hội
Ả-rập nên được nam giới kiểm soát, đàn ông được xem là người quyết định; phụ nữ là
người thấp kém và phải có ý thức phục tùng... Người đàn ông đối xử với bạn đời theo cách
nằm ngoài quy chuẩn chấp nhận được đồng nghĩa với việc làm nguy hại đến chỗ đứng của
anh ta trong xã hội.”
Bất chấp nghịch lý ấy, Giám đốc Aida Touma-Suleiman của tổ chức Chống bạo hành phụ nữ
nói rằng, bà thấy đàn ông đang dần thay đổi cách nhìn của mình với phụ nữ, kể cả việc chấp
nhận phụ nữ đi làm ở ngoài. Bà cho biết: “Có những người đàn ông Ả-rập không vui với sự
bất bình đẳng này và mong muốn cải thiện mối quan hệ giữa hai giới. Họ thấy quyền lợi của
phụ nữ cũng chính là quyền lợi của họ.”
[184]
Tuy vậy, vì giới haredim lẫn người Ả-rập đều có tỉ lệ sinh cao, các nỗ lực nhằm làm tăng sự
tham gia vào lực lượng lao động ở hai khu vực này cũng là cuộc đua với chiếc kim đồng hồ