QUỐC GIA KHỞI NGHIỆP - Trang 79

Quốc gia khởi nghiệp Ebook.vn

“cần được kiểm tra và xem xét lại nhiều lần, tiếp nhận thông tin mới và chịu những cuộc tranh
luận nảy lửa. Đó là cách chúng tôi được đào tạo”

[64]

.

Các buổi tranh luận nhóm không chỉ không kiềm chế, mà còn để việc tự phê bình thành một
phương tiện giúp mọi người - đồng đội, cấp dưới và chỉ huy - học hỏi từ những sai lầm. “Buổi
chất vấn thường kéo dài 90 phút. Ai cũng tham gia. Nó rất cá nhân. Đây là trải nghiệm rất khắc
nghiệt”, Keinan vừa nói vừa nhớ lại những lần chất vấn toát mồ hôi nhất trong sự nghiệp quân
sự của mình. Đối với những người bị “tiêu diệt” (trong những lần tập trận mô phỏng), đã là rất
khó khăn. Nhưng, với những người sống sót sau trận chiến - thậm chí trong những bài tập hằng
ngày - phần khó khăn nhất tiếp theo chính là buổi chất vấn.

Keinan từng là chỉ huy đội hình máy bay chiến đấu F-16 trong lực lượng không quân Israel.
“Cách bạn giao tiếp và phân tích sự bất đồng giữa những quan điểm khác nhau về một sự kiện
hay quyết định nào đó là một phần lớn trong văn hóa quân đội Israel. Đến nỗi việc chất vấn
nhau là loại hình nghệ thuật mà bạn phải vượt qua. Trong trường huấn luyện bay và phi đội... có
nhiều câu hỏi xoay quanh khả năng tự chất vấn và chất vấn người khác.”

Thanh minh cho quyết định sai lầm là điều không thể chấp nhận. “Biện minh cho điều bạn đã
làm là một việc không phổ biến. Nếu mắc sai lầm, việc của bạn là nêu ra những gì đã học được
từ chuyện đó. Không ai học được gì từ một kẻ bảo thủ.”

Và mục đích của buổi chất vấn cũng không đơn giản là thừa nhận sai lầm. Hiệu ứng của hệ
thống chất vấn là để giúp phi công hiểu sai lầm là điều chấp nhận được, vì nó là cơ hội để phi
công cải thiện năng lực của cả đội và của từng cá nhân. Việc chú trọng vào những bài học hữu
ích, có tính ứng dụng thay vì tạo ra những học thuyết máy móc là điều đặc trưng trong quân đội
Israel.

Truyền thống từ trước đến nay của quân đội Israel là không có truyền thống. Giới chỉ huy và
binh lính không quá gắn bó với bất kỳ ý tưởng hoặc giải pháp nào chỉ vì chúng từng hữu dụng
trong quá khứ.

Nguồn gốc của văn hóa quyết liệt này khởi nguồn từ thế hệ lập quốc của Israel. Năm 1948,
quân đội Israel không có bất kỳ truyền thống, nghi thức hay học thuyết nào của riêng mình;
cũng không tiếp nhận thể chế của người Anh - quốc gia từng đặt quân đội tại Palestine trước khi
Israel giành độc lập

Theo nhà sử học quân sự Edward Luttwak, Israel không giống với các quân đội thời hậu thuộc
địa. “Được lực lượng dân quân ngầm tạo ra giữa chiến tranh, rất nhiều người trong số đó từng
được đào tạo trong các hầm ngầm với súng gỗ, quân đội Israel đã phát triển nhanh chóng dưới
áp lực liên tục của những xung đột gay gắt và kéo dài. Thay vì ngoan ngoãn chấp nhận các học
thuyết và truyền thống, vốn đã trở thành phổ biến trong giới quân sự của nhiều nước khác, sự
lớn mạnh của quân đội Israel được đánh dấu bằng hàng loạt vụ nổi loạn, sáng tạo và tranh
luận.”

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.