dân trong làng cũng sẽ đưa ra hình phạt thích đáng cho những người đó.
Nhưng chẳng ai nhận ra, tất cả những tai ương, dịch bệnh ấy chỉ bắt đầu kể
từ khi lão già tự xưng là thầy mo ấy xuất hiện trong làng. Để rồi cứ như
vậy, đã mấy chục năm, họ mất dần quyền con người, họ sống lệ thuộc vào
sự ban ơn, cái gọi là cứu rỗi của mo Chốc, và rồi họ tôn sùng hắn bằng một
nỗi sợ hãi ám ảnh mang tên “ Thần Linh “.
Thế nhưng, bản năng trong tận sâu thâm tâm mỗi con người chẳng bao giờ
mất. Nhất là bản năng của người làm cha, làm mẹ. Trong xuyên suốt quãng
thời gian dài đằng đẵng đó, có những người ngoan ngoãn chấp nhận cái
chết để xoa dịu “ thần linh “ nhưng bên cạnh đó, cũng có những người
không chấp nhận sự thật này, họ không đang tâm để con cái mình phải chết
một cách bí ẩn, đầy oan uổng. Người đã xui con bỏ trốn, nhưng biết trốn đi
đâu khi họ chẳng biết gì về thế giới bên ngoài vùng núi này cả. Bất quá họ
cũng chạy vào rừng. nhưng đều bị mo Chốc bắt lại, và khi đó, vật tế vẫn
được sống đến ngày trăng tròn, còn cha mẹ, anh, chị em, tất cả những
người thân có liên quan đến vật tế thần……Tất cả sẽ bị đem đến bãi xác
treo lên trêи cột làm mồi cho lũ quạ ăn thịt thối rữa. Cứ như vậy, càng ngày,
sự sợ hãi càng lớn dần lên. Người dân trong làng đối với mo Chốc chỉ
giống như những loài vật nuôi, những con gia súc, là loài thấp hèn trong
mắt lão. Nhưng đâu đó vẫn có những cá thể vượt trội, họ mang trong mình
suy nghĩ tiến bộ, họ ham học hỏi, tìm hiểu. Nhưng họ cũng không thể
chống lại số phận khi họ còn đó những người thân yêu đang sống trong
làng. Bên cạnh đó, có một lời nguyền tồn tại trong “ Làng Sương Mù “ :
Rời khỏi vùng núi này, họ sẽ phải chết.
Vì một lý do nào đó, lão cùng người của mình lặn lội đến tận nơi đây để
mưu đồ một tội ác tày trời. Nhìn hang động với khối đá màu đỏ đang tỏa
khói xám kia, có vẻ như sau ngần ấy năm, lão sắp được toại nguyện.
Khẽ lau máu còn vương trêи khuôn miệng, mo Chốc nhoẻn miệng cười :