RỒNG ĐÁ - Trang 12

đời. Phát chết rủi cho nó, nhưng cũng có phần may cho Luận vì cái tội mất
lập trường kia chỉ còn là bí mật của riêng anh. Nói vậy thì đểu và bất nhẫn
lắm lắm ! Song “một miệng thì kín…”, cổ nhân đã dạy rồi. Phát là thằng
bạn tốt nhất trần đời của Luận. Nó cùng học khoa lý, trường đại học Tổng
Hợp Hà Nội với anh, cùng nhập ngũ một ngày. Trong tiểu đội trinh sát, nó
luôn giành phần việc nặng, việc nguy hiểm thay cho Luận. Đi dã ngọai,
kiếm được miếng ăn tươi nó luôn mang về dúi vào màn của anh. Ăn vụng
lúc ngủ cũng nhục lắm, song ở đời khi người ta đói cũng có lúc đành chấp
nhận. “Đồ ăn thì ít, chia ra tất cả cùng đói, chi bằng để một thằng no.”-
Phát thường động viên bạn như vậy. Chỉ có điều tính Phát hay lô bô ba la,
hứng lên nếu nó lỡ mồm khoe với thằng nào chuyện Luận với Hơ Miêng
thì còn đâu cái thành tích lập trường vững vàng bấy lâu anh khôn khéo ẩn
mình, được các thủ trưởng biểu dương nhiều lần. Nói như Bảo, cái thằng
lính trinh sát nổi tiếng gan dạ, đa tài nhất tiểu đòan: “Hai tiếng lập trường
nghe mơ hồ, trìu tượng và thối khắm nhất mày ạ! Nó là cái con C gì cơ chứ
? Ấy thế mà suốt cả một thời gian khổ, oanh liệt, nó bỗng thành thứ vũ khí
hiểm độc để người ta vùi dập hay tâng bốc một con người cụ thể.” Nạn
nhân của hai chữ lập trường đau nhất cũng là Bảo. Chuyện xảy ra chẳng
đáng gì phải kết tội, phê bình, kỷ luật, nhưng Luận ngày ấy đã không dám
can đảm đứng ra bênh vực cho chiến sĩ trinh sát ưu tú của tiểu đội mình.
Tháng 3 năm 1975, các khẩu đội pháo 105 ly của tiểu đòan được lệnh bao
vây, khống chế sân bay Đà Nẵng và bến cảng Tiên Sa, không cho địch rút
chạy an toàn. Bảo đã gan dạ chỉ huy một nhóm bám sát mục tiêu, tính tóan
chính xác tọa độ, giúp các khẩu đội trưởng kết toán góc độ và hướng bắn.
Lẽ ra Bảo được tuyên dương anh hùng, thưởng Huân chương chiến công,
không may giữa lúc ta ăn mừng chiến thắng, anh vớ được bộ quân phục
thủy quân lục chiến ngụy còn mới cứng, sẵn có máy ảnh chiến lợi phẩm,
anh mặc đồ của ngụy, chụp vài pô ảnh làm kỷ niệm nên bị quy tội mất lập
trường, chịu án kỷ luật khá nặng. Vì thế, sau ngày thống nhất, Luận được
giải ngũ tiếp tục vào đại học rồi đi làm nghiên cứu sinh ở Nga; còn Bảo vẫn
ở lại đơn vị, tiếp tục đánh trận ở biên giới Tây- Nam. Điều làm cho Luận
khổ tâm, thương bạn nhất là khi gặp lại Bảo ở chiến trường về, thấy anh bị

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.