chứng khoán, đôi khi còn dẫn đến biến động lớn. Ví dụ như: Thị
trường chứng khoán Trung Quốc vào ngày 30 tháng 5 năm 2007,
giao dịch chứng khoán đột nhiên tăng tỷ lệ từ một phần nghìn lên
đến ba phần nghìn, làm cho giá cả trên thị trường chứng khoán
Thượng Hải và Thâm Quyến giảm mạnh trong các ngày giao dịch
tiếp theo. Điều này đã dẫn đến tổn thất lớn cho các cổ đông.
Đôi khi, các phòng ban liên quan sẽ ban hành một số chính sách
kinh tế, mặc dù không trực tiếp nhằm vào thị trường chứng khoán,
nhưng vẫn sẽ có tác động rất lớn, các chính sách này, bao gồm cả
tỷ giá hối đoái, ngành nghề và chính sách phát triển khu vực. Ví dụ
như chính phủ Trung Quốc trong tháng 11 năm 2008 ban hành kế
hoạch "gói 4.000 tỷ kích thích kinh tế", trở thành một làn sóng mang
lại sự phục hồi đáng kể cho thị trường chứng khoán Thượng Hải và
Thâm Quyến.
Buffett cho rằng, chìa khóa để đầu tư là biết làm thế nào để tự giúp
mình, và khả năng tự cứu mình từ việc xem xét thận trọng toàn diện
công ty đầu tư. Đừng một lúc đặt tất cả tiền vào cổ phiếu, mà hãy
"nhắm chuẩn" một cổ phiếu rồi phân theo lô, mua theo từng giai
đoạn, và trong tay cũng phải cho phép dự trữ đủ quỹ để đối phó với
nguy cơ giá cổ phiếu giảm mạnh.
Kinh nghiệm của Buffett cho chúng ta biết rằng, nếu điều kiện kinh
tế của nhà đầu tư còn yếu kém thì ngay từ đầu hãy giảm tỷ lệ số
tiền đầu tư, điều này không chỉ giúp thu hồi tất cả các quỹ, mà
chúng ta còn có thể chi tiêu một lượng nhỏ cho đầu cơ.
Theo Buffett, thận trọng sẽ mang lại lợi ích lớn hơn nhiều lần so với
việc mua ra bán vào theo sự lên xuống của thị trường, vì không ai
có thể dự đoán xu hướng tiếp theo của thị trường chứng khoán,
năm phút trước các cổ phiếu còn tăng mạnh, có thể năm phút sau
sẽ bất ngờ xuống giá, hầu như không ai trên thế giới có thể luôn
nắm bắt được những bước ngoặt này, trước khi đầu tư quy mô lớn,
bạn phải đầu tư nhỏ kiểu dự kiến, đến khi có sự chắc chắn thì hãy
mạnh tay đầu tư.