nhiều tổn thất lớn, bởi vì những người có tham vọng này, thường
khó khăn để đầu tư một cách có lí trí.
Tâm lí ham làm giàu thường kích thích lòng tham của người dân.
Sau khi mua cổ phiếu, những người giữ tâm lý làm giàu nhanh
chóng thường đợi cổ phiếu tăng giá, khi cổ phiếu tăng thì kỳ vọng
của họ về giá cổ phiếu cũng sẽ tăng lên, tăng một lại muốn tăng
hai... Sự mong đợi, kỳ vọng của họ là vô tận, và như vậy, nhiều nhà
đầu tư cứ miệt mài theo đuổi và đặt kỳ vọng quá cao vào giá cổ
phiếu, bỏ lỡ thời điểm quý báu để bán ra.
Tương tự như vậy, khi giá cổ phiếu giảm, một số nhà đầu tư luôn
mong đợi sẽ có sự phục hồi, khi nó thực sự phục hồi, họ luôn muốn
tăng lên cao hơn và tưởng tượng ra những điều không thực tế, ảnh
hưởng nghiêm trọng đến việc nắm bắt các nguyên tắc cơ bản và sự
phán đoán thị trường của các nhà đầu tư, do đó sẽ dẫn đến các
quyết định bốc đồng và sai lầm. Bằng cách này, một nhà đầu tư
thường chỉ đuổi theo ranh giới lên và xuống của cổ phiếu, còn
nguồn vốn của chính mình thì sẽ phải chịu tổn thất rất lớn.
Tâm lý muốn làm giàu chốc lát khiến cho mọi người thường có tâm
trạng bất an, chỉ sợ cổ phiếu trong tay giảm giá, khi trong tay không
có cổ phiếu thì lại bồn chồn, khó chịu.
Với tâm lý làm giàu nhanh chóng, sau khi mua cổ phiếu, nhà đầu tư
luôn hy vọng rằng, giá cổ phiếu sẽ ngay lập tức tăng lên, nhưng nếu
xu hướng giá cổ phiếu không như mong muốn, thậm chí có sự thay
đổi nhỏ thì cũng sẽ làm cho họ lo lắng, bất lực và hoảng hốt bán ra
cổ phiếu. Trong một thời gian dài có những quyết định vội vã, ngày
ngày hoạt động, giao dịch, liên tục lo lắng, thì điều này chỉ khiến cho
công ty môi giới kiếm bộn tiền, còn chính nhà đầu tư thì không
những không kiếm được lợi nhuận, mà còn làm hao tổ nguồn vốn
đầu tư của mình.
Tâm lý làm giàu chốc lát còn mang tính chất như một canh bạc.
Chính điều này là những hạt giống ươm mầm sự thất bại trong
tương lai của nhà đầu tư. Nếu nhà đầu tư có tâm lý đánh bạc khi
bước vào thị trường chứng khoán thì cuối cùng sớm muộn cũng sẽ