Từ giữa thập kỷ 70, Buffett bắt đầu mua lại cổ phiếu tờ Washington
Post, cho đến khi ông có trong tay 1.86 triệu cổ phiếu. Thời kỳ năm
1985, ông bán ra 10% cổ phiếu của công ty này, 1.7 triệu cổ phiếu
còn lại vẫn nắm giữ cho tới bây giờ; năm 1989, ông mua 96 triệu cổ
phiếu của công ty Gillett, và nắm giữ đến tận bây giờ.
Khi Buffett 21 tuổi, ông bắt đầu nghiên cứu và mua cổ phiếu của
công ty bảo hiểm GEICO, đến năm 1983, ông đã có trong tay 6.8
triệu cổ phiếu; qua 5 lần phân chia, ông có trong tay 34 triệu cổ
phiếu, chiếm 59% tổng số cổ phần của công ty này; năm 1995 ông
mua nốt 41% cổ phần còn lại, nắm toàn bộ tài sản của công ty.
Sự báo đáp cho lòng kiên nhẫn này thật ngoài sức tưởng tượng.
Những năm 70, Buffett đầu tư vào GEICO 45 triệu đô-la, năm 1995,
khi ông mua lại công ty này, giá trị cổ phiếu lúc đó đã tăng lên 24 tỷ
đô-la. Còn năm 1973, ông bỏ ra 10.6 triệu đô-la để mua vào cổ
phiếu của Washington Post và vẫn nắm giữ cho tới giờ, sự tăng giá
của các cổ phiếu này và việc từng bán ra một phần cổ phiếu đã
mang về cho ông tổng thu thập 2,2 tỷ đô-la.
Về cổ phiếu của Coca-Cola, ông cho rằng, thời gian nắm giữ là
"vĩnh viễn”. Năm 1988 khi đầu tư vào Coca-Cola, mức lợi nhuận
trên thị trường và tổng thu nhập của Coca-Cola chỉ là con số không
so với bây giờ, cái mà Buffett chú ý đến là tiềm năng phát triển to
lớn trên phạm vi toàn cầu của nó. Ông cho rằng, đây sẽ là thứ đồ
uống được hoan nghênh rộng rãi trên khắp thế giới, sau này sự
phát triển của Coca-Cola đúng theo những gì ông nghĩ.
Từ 400 nghìn đô-la năm 1959 đến 52 tỷ năm 2007, chúng ta có thể
tính được, trong vòng 48 năm, mức tăng thu nhập bình quân của
Buffett là 25%, cao hơn mức tiêu chuẩn 6 lần, nhưng nếu chỉ nhìn
vào một năm nào đấy, thì sẽ có rất nhiều nhà đầu tư không công
nhận con số này.
Nhưng, trên thế giới này, không có bất cứ ai có thể có được mức
thu nhập như thế trong suốt một thời gian dài, đó là vì đa số mọi
người đều bị lòng tham, sự lo lắng và khủng hoảng chi phối, vì thế