SÀI GÒN - CHUYỆN ĐỜI CỦA PHỐ - TẬP 1 - Trang 248

Tấm sơn mài cũ ở nhà anh bạn, tôi đã thấy từ nhiều năm trước. Đó là một

tấm tranh nhỏ hình chữ nhật đứng, trên nền sơn then đen bóng vẽ vài cây thốt nốt
bên cạnh cái cổng tam quan của Lăng Đức thượng công, mà tên thường gọi là
Lăng Ông. Ở dưới bức tranh, có chừa một khoảng nhỏ. Mỗi năm, anh bạn tôi lại
mua một bloc lịch dán vào chỗ đó. Bloc lịch mới trên nền tranh cũ đã bay lớp
bóng. Giữa ngôi nhà mới cất sáng đẹp của anh, bức tranh này lạc lõng lắm. Anh
biết vậy nên treo nó trong phòng ăn, và mỗi khi có dịp uống trà cùng, chúng tôi
lại nhắc nhớ nhau những hồi ức cũ. Cùng thế hệ lớn lên trên đất Gia Định, ngoại
vi Sài Gòn, chúng tôi đầy ắp kỷ niệm với khu lăng mộ rộng lớn và có khuôn viên
xanh mát này.

Khác với những lăng miếu lạnh lẽo, nghiêm trang thường thấy, Lăng Ông

thật gần gũi, ấm áp, nhất là trong những dịp lễ hội. Ba tôi nói, lăng miếu chỗ khác
tuy cũng thờ trung thần hay danh tướng nhưng không khí rất tĩnh lặng, uy
nghiêm, còn người dân Sài Gòn xem lăng thờ Đức Thượng Công này như thờ
một vị thần hay thờ ông Bụt trong chùa vậy, nên vừa xa lại vừa gần gũi.

Suốt những năm làm Tổng trấn Gia Định thành thế kỷ 19, Đức ông đã biến

miền Nam thành một nơi làm ăn trù phú, cuộc sống bình yên. Sau khi mất, ông
được người Việt và người Tàu vùng Chợ Lớn xem như là vị thần linh hiển phù hộ
cuộc sống hằng ngày và việc làm ăn. Nên ngày Tết, ngày rằm tháng bảy, người ta
lũ lượt kéo đến cúng bái.

Lũ trẻ chúng tôi nhờ vậy mà có nhiều kỷ niệm vui khi được xem lễ thượng

nêu ngày Tết. Đêm giao thừa phải đi xích lô xuyên qua các dãy phố khu Bà
Chiểu thơm mùi nhang và xuống xe từ xa mới mong chen chân vào đám đông hái
lộc, cúng bái và xin xăm. Còn mùa nghỉ hè, khoảng sân quanh lăng là công viên,
nơi dạo mát, ngắm những bức tranh đắp nổi bằng sứ. Chúng tôi nhận ra những
mảnh sứ của đồ Nhật hiệu Đại Nam, sứ tàu hiệu Ngoạn Ngọc ở nhà cũng có,
ghép thành bức tranh phượng, rồng, lân, bát bửu... Hai nấm mộ hình mai rùa của
Đức ông Lê Văn Duyệt và phu nhân giản dị gần gũi chẳng khác chi nấm mộ cổ ở
quê nhà. Khu lăng do người Việt xây dựng và trùng tu từ hơn 170 năm trước,
không phải do thực dân Pháp dựng nên như các kiến trúc tiêu biểu khác của vùng
đất này.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.