SÀI GÒN - CHUYỆN ĐỜI CỦA PHỐ - TẬP 2 - Trang 128

Bà Đàm Thị Hiếu trình diễn y phục phụ nữ miền Bắc khoảng từ 1840-1900

Ảnh trong bài: Ngọc Tùng

ĐỒ CẨN XÀ CỪ

Ðầu những năm 2000, thỉnh thoảng tôi lui tới một căn biệt thự kiểu Pháp

thời thuộc địa ở Phú Nhuận để xem những món đồ cổ bày trong nhà. Căn nhà
không xưa lắm, xây bằng xi măng từ khoảng thập niên 1930 khiến ai có dịp
đến thăm đều thích thú vì được chiêm ngưỡng đồ đạc xưa trong nhà, vẫn còn
giữ nguyên từ thời mới xây, không có tình trạng “còn vỏ, rỗng ruột” của nhiều
nhà cổ trên khắp đất nước này. Trong phòng khách, gia chủ bày hai bộ bàn ghế
Louis, tủ thờ kiểu Huế ở giữa và hai tủ thờ hai gian bên. Các bình sứ sáu tấc
hình chim trĩ, hoa mẫu đơn của Trung Hoa đầu thế kỷ 20 bày trên bệ cắm lông
đuôi chim công. Trên ba cái tủ thờ, các bộ lư đồng được đúc sắc sảo, được
đánh bóng hoàn toàn bằng tay dịp Tết đến nên màu sắc lư nhìn rất dễ chịu,
không quá bóng loáng. Ở các phòng ngủ, vẫn còn giường đồng, tủ cổ dành cho
các quý bà. Khi bày bàn ăn, toàn là đồ sứ Nhật thập kỷ 1940 hiệu Đại Nam.
Sau bữa ăn, chủ nhân mời ra ngồi uống trà ở bộ ghế Louis, mưa đang rơi ngoài
kia khiến trời tối sầm và khi một ánh chớp lóe mạnh, tôi thấy cái tủ thờ cẩn xà
cừ như sáng rực lên, ửng máu đỏ hồng pha xanh tím vô cùng đẹp.

Câu chuyện đưa về đồ cẩn xà cừ ở đất Sài Gòn này. Chắc chắn đó là loại đồ

vật chỉ có thể xuất hiện trong nhà giàu có, hoặc một ít nhà trung lưu biết xài.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.