SÀI GÒN - CHUYỆN ĐỜI CỦA PHỐ - TẬP 2 - Trang 185

Triển lãm thành công, được dư luận khen ngợi và các tỉnh phía Nam nước
Pháp cũng đề nghị mang xuống đó trưng bày.

Cuối tháng 6, chị được bầu với số phiếu cao nhất để nhận chức danh

“Académicienne” của Viện Hàn Lâm Hải Ngoại Pháp (5e section -
Enseignement, Littérature, archéologie, beaux-arts). Trong số những người nổi
tiếng có tên trong Viện Hàn Lâm, là: Alexandre Yersin, các vua Khải Định,
Bảo Đại, hoàng tử Bửu Lộc; Phạm Quỳnh, Phạm Duy Khiêm, Nguyễn Tiến
Lãng,…

Đối với chị Loan de Fontbrune, nghệ thuật giúp chị nhận diện và đánh thức

tình yêu quê hương nằm sẵn trong lòng. Quê hương ban đầu là Sài Gòn, nơi
sinh ra và lớn lên, với những tiếng rao hàng, tiếng ca cải lương văng vẳng trên
radio, hương vị mì Tàu Chợ Lớn,... Khi bước vào thế giới nghệ thuật, quê
hương mang tầm vóc lớn hơn, của những phụ nữ Việt nâu sồng trong tranh của
Nguyễn Phan Chánh, của Hà Nội hào hoa thanh lịch và nét mơ màng trên
gương mặt thiếu nữ Hà Thành trong tranh Tô Ngọc Vân, Lê Phổ. Quê hương
thấm vào chút một, nên khi trở về Paris sau bảy năm về Việt Nam làm công
việc nghiên cứu từ 1989, chị cảm thấy mình lại làm một cuộc ly hương nữa.
Như tất cả những người Việt ở hải ngoại, chị nhớ thương về Sài Gòn xưa và
tiếc những kiến trúc, cảnh quan đẹp đã không giữ được. Những bức tranh, cổ
vật Việt Nam đang bù đắp những trống trải trong lòng như vậy. Quê hương
trong tranh luôn rất đẹp, nên chị Loan de Fontbrune luôn nhìn thấy một quê
hương đầy diễm ảo và thơ mộng. Đó là hạnh phúc của chị.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.