hệ tác giả, thuê một người ở Đà Lạt kẻ nhạc, nhờ các họa sĩ như Duy Liêm,
Kha Thùy Châu vẽ bìa, đưa đi in ấn, chở ra bến xe gửi đi các tỉnh, thu tiền,
giao dịch...
Mỗi ngày, trên chiếc Dauphine, và sau 1970 là chiếc Mazda, ông đi từ sáng
đến tối, gặp gỡ các nhạc sĩ ở nhà hàng Thanh Thế, dự các buổi chiêu đãi...
Trong không khí bận rộn đó, suốt 19 năm từ khi thành lập Nhà xuất bản riêng,
việc xuất bản nhạc của ông không ngừng phát triển.
Hội ký giả Sài Gòn năm 1973: Trái qua: Lê Mộng Bảo, Vũ Đức Sao Biển,
Thái Dương, một ký giả trẻ, Nguyễn Hoàng Đoan (Ký giả kiêm nhà thơ, chồng
ca sĩ Khánh Ly)
Thời đó, một nhà văn miền Nam tặng cho Nhạc sĩ Giám đốc Lê Mộng Bảo
biệt danh “Ông anh chi tiền” vì các nghệ sĩ mỗi khi cần tiền, đến xin ứng trước
tiền bản quyền khi sách hay nhạc phẩm chưa viết xong thì ông cũng sẵn lòng.
Điều đó không chỉ xuất phát từ tính cách rộng rãi, mà còn là do bản thân ông
cũng là nhạc sĩ nên có mối tương giao và hiểu được giới nghệ sĩ của thời đó
không dư giả gì. Ông thân thiết với nhóm Lê Minh Bằng bao gồm ba nhạc sĩ
Lê Dinh, Minh Kỳ và Anh Bằng. Các nhạc sĩ khác như Châu, Kỳ, Song Ngọc,
Bảo Thu cũng hay lui tới nhất là dịp Tết.
Họa sĩ Kha Thùy Châu cộng tác với Tinh Hoa Miền Nam từ 1958. Trong
một quán cà phê ở cư xá Bắc Hải, ông Kha Thùy Châu nay đã 82 tuổi (2014)
nhớ lại: “Ông Bảo đến tìm tôi tại trung tâm Quốc gia điện ảnh và mời cộng tác
vẽ bìa tờ nhạc cùng với vài họa sĩ khác. Từ đó, tôi vẽ cho Tinh Hoa Miền Nam
suốt 17 năm không nghỉ cho đến năm 1975”. Lúc đó, mỗi bức tranh vẽ cho
Tinh Hoa Miền Nam, họa sĩ Kha Thùy Châu nhận được số tiền là 500 đồng, có