SÀI GÒN - CHUYỆN ĐỜI CỦA PHỐ - TẬP 3 - Trang 256

- Ngày 6/4: Phát các giải thưởng văn chương 1960 tại phòng Triển lãm đô

thành cho các tác phẩm: Dịch kinh tân khảo của Nguyễn Mạnh Bảo, Việt
Nam văn học toàn thư
của Hoàng Trọng Miên, tập thơ Hoa đăng của Vũ
Hoàng Chương, Tiểu thuyết Đò dọc của Bình Nguyên Lộc, Thần tháp rùa
của Vũ Khắc Khoan, Tiểu thuyết Đời phi công của Toàn Phong.

- Ngày 9/5: Quyết định thành lập Khu Đại học tại Thủ Đức gồm tòa Viện

trưởng và các trường Đại học theo S.L 110/GD.

- Ngày 1.10: Sài Gòn có quang báo (hàng chữ điện tử phát sáng) trên

tường Sở Hỏa xa và trên tầng cao khách sạn REX.

- Ngày 31.12: Số lượng nhật báo tại Sài Gòn 1961: 17 báo tiếng Việt, 11

báo tiếng Hoa, 1 báo tiếng Pháp. Báo Sài Gòn Mới phát hành có số lượng
cao nhất, từ 70 ngàn đến 80 ngàn số mỗi ngày.

Năm 1962:

- Ngày 14/2: Triển lãm hội họa mùa xuân Nhâm Dần. Có 123 bức trưng

bày trong số 500 tranh gửi tới. Có 21 bức được khen thưởng. Huy chương
Vàng: Ngựa của Lâm Triết. Bạc: Thần Thoại của Đinh Cường và Độc Tấu
của Nguyễn Lâm.

- Ngày 11/3: Khánh thành tượng Hai Bà Trưng ở công trường Mê Linh,

tác phẩm của nhà điêu khắc Nguyễn Văn Thế, giải Đệ nhị La Mã.

- Ngày 26/10: Tại vườn Tao Đàn, triển lãm quốc tế hội họa và điêu khắc

với 20 quốc gia tham dự, 400 bức tranh và một số bức tượng. Trao 4 huy
chương Vàng, 5 Bạc và 10 Đồng. Huy chương Vàng và giải danh dự Hội
họa: Gian phòng đợi nắng của họa sĩ Pháp Legueult. Việt Nam được một
huy chương Bạc điêu khắc: Cột trụ hòa bình của Lê Ngọc Huệ và một huy
chương Bạc hội họa: Tĩnh vật của Nguyễn Văn Rô.

Năm 1963:

- Ngày 21/5: Hai Viện bảo tàng Mỹ ở tiểu bang Massachusette tặng Viện

bảo tàng Việt Nam tại Sài Gòn 150 món đồ cổ Việt bao gồm đồ sành, tiền
kẽm, trống đồng, v.v...

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.