tại Đại học Tư thục Vạn Hạnh.
- Ngày 1/4: Khánh thành bến tàu thứ hai tại Tân Cảng gần xa lộ Sài Gòn –
Thủ Đức.
- Ngày 30/6: Thiết lập Sài Gòn Điện lực Công ty để tiếp thu và quản lý
các cơ sở điện lực trước thuộc Công ty Pháp CEE.
- Ngày 24/7: Trao đổi các văn kiện Việt – Pháp về thu hồi các trường
Pháp. Các trường tiểu học từ đầu niên khóa 1967 – 1968 chuyển ngay sang
chương trình Việt. Trung học theo chương trình cũ cho tới lớp chót. Các
giám đốc Việt sẽ được cử ra. Chương trình Pháp vẫn sẽ được tiếp tục cho
thiếu niên Pháp và nước ngoài.
- Ngày 2/8: Nước máy Đồng Nai đã về tới trung tâm Sài Gòn.
- Ngày 18/8: Lễ bàn giao các trường tiểu học Pháp cho chánh phủ phủ
miền Nam tổ chức tại trường J.J Rousseau. Trường này đổi thành Trung tâm
Lê Quý Đôn. Trường Ecole Francaise de Cholon thành Trung tâm Hồng
Bàng. Yersin Đà Lạt thành Trung tâm Hùng Vương. Pascal thành Nguyễn
Hiền. Nha Trang thành Hàn Thuyên.
- Ngày 28/9: Nhà hàng cao lâu Đồng Khánh, Chợ Lớn tổ chức lần thứ hai,
lễ cưới tập thể cho 12 cặp nam nữ người Việt gốc Hoa (lần đầu là 3/6 trước
đó).
Năm 1969:
- Ngày 2/1: Tại Sài Gòn tới cuối năm 1968 có 152.000 xe máy, 3.200 xe
lam, 7.400 xe taxi, 2.440 xe xích lô máy, 7.500 xích lô đạp, 464 xe ngựa, 60
xe buýt.
- Ngày 3/2: Đoàn cải lương Thanh Minh Thanh Nga diễn vở tuồng Lưu
Bình - Dương Lễ tại rạp Mutualité ở Paris.
- Ngày 17/2: Tết Nguyên đán Kỷ Dậu: có giới nghiêm nên các chùa
không mở, người đi lễ đêm Giao thừa rất ít. Ban ngày, trời nắng hanh.
Đường xá không kẹt. Các rạp hát và phòng trà đông nghẹt. Hằng trăm xe hơi
đưa 4.000 người ra chơi Vũng Tàu.