độ Xã hội chủ nghĩa như họ. Anh đứng tách biệt nhưng vẫn quan tâm đến
diễn biến của tình hình. Anh theo dõi sự sụp đổ của hệ thống các nước
Đông Âu một cách thích thú đầy ác ý. Mỗi lần gặp nhau ở bàn ăn anh đều
thông báo tình hình diễn biến rất chi tiết. Công chúng biểu tình ủng hộ ai,
cảnh sát quân đội ngả về đâu, nơi nào đổ máu, nơi nào ôn hoà. Ai từ chức,
chính quyền nào tan rã, chạy trốn, trao quyền, hạ vũ khí? Cá nhân nào trở
thành người hùng, thành lãnh đạo, thủ lĩnh. Ai chạy trốn, bị điệu ra toà hay
tự sát. Nhóm nào nắm được quyền hành, nhóm nào gây rối, đập phá
khuynh đảo, đe doạ dùng bạo lực!... Tất cả được anh tôi ghi chép và tường
thuật một cách khoái trá như xem World Cup vậy!
Tôi rất khó chịu, đôi khi không kiềm chế nổi đã chua chát hỏi lại.
- Anh có vẻ thích thú sự rối loạn tan rã đó lắm?
- Tôi rất sợ chiến tranh, kể cả chiến tranh cách mạng! Càng già càng
nhát gan. Cứ thấy chết người là mình rợn tóc gáy. Nhưng đây là một cuộc
cách mạng "nhung", không có đổ máu ngoại trừ một vài vụ lẻ tẻ không
đáng kể. Trông bộ mặt gào thét của họ trên ti vi thấy quyết liệt nhưng cũng
rất vui vẻ. Cảnh sát miễn cưỡng dùng dùi cui. Còn quân đội thì hầu như
đứng ngoài không can thiệp. Họ tôn trọng ý nguyện của dân chúng. Xem ra
ai cũng muốn có thay đổi trong đời sống chính trị. Họ không cần đến sự
tiếp tay từ bên ngoài.
- Tất cả bộ máy chiến tranh tâm lí của phương Tây được huy động hết
công suất cổ xuý cho những sự kiện này.
- Đúng thế! Nhưng nguyên nhân chủ yếu là sự rạn nứt, tan vỡ tự thân.
Không có chiến tranh là phúc rồi! Trước đây hai anh khổng lồ cứ dùng vũ
khí hạt nhân chĩa vào mặt nhau gầm ghè chửi bới, đe doạ bấm nút! Nếu xảy
ra đại chiến thì không sinh vật nào trên trái đất thoát khỏi tai hoạ. Số năng
lượng dự trừ của họ đủ sức huỷ diệt bốn lần nhân loại. Không ai khuyên
can nổi họ trừ khi chính họ hạ vũ khí từ bỏ tham vọng bá chủ. Mỹ hay Liên