SINH HỌC CƠ THỂ - Trang 145

Tất cả các cơ thể đều có khả năng thu nhận các tín hiệu đặc trưng của môi

trường và đáp ứng lại chúng theo phương thức bảo đảm sự tồn tại và sinh
sản của loài. dụ: Mắt ong có các thụ quan nhạy cảm với tia tử ngoại, do
đó chúng có thể phân biệt các dấu hiệu trên cánh hoa để nhận ra hoa có mật,
trong lúc mắt chúng ta không thể nhận biết được. Đối với thực vật cũng vậy,
tế bào thực vật có các thụ quan có khả năng nhận biết các thay đổi quan
trọng của môi trường, đặc biệt là sự thay đổi trong nồng độ các hoocmon
sinh trưởng, sự tổn thương của lá do sâu bệnh hoặc sự thay đổi độ dài của
ngày khi mùa đông đến. Đối với kích thích cần phải đáp ứng thì các thụ
quan có trong tế bào sẽ thu nhận kích thích đó. Khi thu nhận được kích
thích, thụ quan sẽ phát động hàng loạt phản ứng sinh hóa để truyền đạt
thông tin từ khâu nhận đến khâu đáp ứng kích thích. Thực vật rất nhạy cảm
với nhiều loại kích thích và đáp ứng lại bằng nhiều con đường truyền đạt
thông
tin. dụ: một củ khoai tây bị bỏ quên ở góc bếp: Củ khoai tây là
biến đổi của phần thân ở dưới đất có chứa các mầm từ đó có thể phát triển
thành cây, nhưng trong góc bếp tối cây mọc khác với cây mọc trong tự
nhiên. Chúng có thân rất yếu, lá xoăn trắng ợt, và rễ không phát triển. Sự
thích nghi hình thái với sự phát triển trong tối được gọi là “úa nhạt”
(etiolation). Đây là giai đoạn mà cây khoai tây non trong thiên nhiên sẽ phải
trải qua khi phát triển trong đất tối liên tục. Trong trạng thái như vậy, lá bị
đất cản trở sẽ bị hỏng một khi mầm mọc ra khỏi đất, bởi vì lá không thể
phát triển trong đất. Nước bay hơi từ củ khoai nằm dưới đất ít nên không
cần nhiều nước do đó bộ rễ chưa cần phát triển. Hơn nữa, năng lượng tiêu
thụ cho sản sinh clorophyl là không cần thiết vì cây chưa quang hợp. Thay
vào đó, củ khoai tây mọc mầm trong tối sẽ tập trung năng lượng cho sự kéo
dài của thân. Thân kéo dài sẽ xuyên vỡ đất để vươn ra không khí trước khi
các chất dự trữ dinh dưỡng trong củ chưa kịp tiêu thụ hết. Khi đưa mầm
khoai ra ánh sáng thì cây sẽ chịu nhiều biến đổi được gọi là “giải úa nhạt”
(hóa xanh). Tốc độ kéo dài của thân giảm, lá mở ra, rễ dài thêm và sản sinh
clorophyl. Như vậy, sự đáp ứng giải úa nhạt là một dụ về con đường thu
nhận tín hiệu (ánh sáng), truyền đạt tín hiệu và đáp ứng lại tín hiệu hóa xanh
của các tế bào thực vật (hình 3.1).

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.