SINH HỌC CƠ THỂ - Trang 173

điện dương (+35mV) so với bên ngoài màng tích điện âm

+ Giai đoạn tái phân cực: Do bên trong màng lúc này tích điện dương, nên

tính thấm của màng đối với Na+ giảm, kênh Na+ đóng lại. Tính thấm của

màng đối với K+ lúc này tăng lên, kênh K+ mở ra. Vì vậy, các ion K+ khuếch
tán từ trong ra ngoài màng làm cho bên ngoài màng trở nên tích điện dương so
với bên trong tích điện âm. Và như vậy đã khôi phục lại điện thế nghỉ ban đầu
(-70mV)

Cả ba giai đoạn trên kéo dài khoảng 3 - 4ms. Đồ thị hình 4.8 chứng tỏ rằng

cả hai kênh Na+ và K+ đều tham gia vào hình thành điện thế hoạt động. Cả hai
kênh đều được mở khi màng bị khử cực, nhưng chúng đáp ứng một cách độc

lập với nhau và theo thứ tự: kênh Na+ mở trước, còn kênh K+ mở ra sau.

Mỗi kênh Na+ có hai cổng hoạt động theo kiểu đóng mở. Cả hai cổng phải

mở thì Na+ mới có thể khuếch tán qua màng.

(1) Ở trạng thái điện thế nghỉ, đối với đa số kênh Na+ thì cổng hoạt động

đóng, trong khi cổng không hoạt động mở ra. Sự khử cực của màng làm cho
các cổng hoạt động mở ra nhanh, còn cổng không hoạt động đóng lại từ từ.

Mỗi kênh K+ chỉ có một cổng hoạt động. Ở trạng thái điện thế nghỉ, cổng của

kênh K+ đóng lại. Khi khử cực, cổng của kênh K+ mở ra từ từ.

Đặc tính của các kênh nêu trên tham gia tạo ra điện thế hoạt động như thế

nào?

(2) Khi kích thích gây khử cực màng tế bào, các cổng hoạt động của một số

kênh Na+ mở ra và ion Na+ khuếch tán vào tế bào nhiều hơn. Dòng ion Na+

gây ra sự khử cực, làm mở các cổng hoạt động trên nhiều kênh Na+ hơn, khiến

cho Na+ vào trong tế bào nhiều hơn.

(3) Một khi kích thích quá ngưỡng, xảy ra mối liên hệ ngược dương, làm

điện thế màng đạt tới gần mức cao nhất của điện thế hoạt động của pha gia
tăng (gần đến giá trị năng lượng hoạt hóa của Natri).

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.