SINH HỌC CƠ THỂ - Trang 71

electron tạo nên gradien H+ kích hoạt ATP- sintetaza tổng hợp ATP. Đối với
nhiều loại vi khuẩn, dụ vi khuẩn lục sunphua và vi khuẩn helio
(Heliobacteria), trung tâm phản ứng chứa sắc tố pheophitin và các chất
chuyền electron, và dòng chuyển electron hoạt động tổng hợp ATP giống
như hệ quang hợp I của tảo và thực vật.

Đối với vi khuẩn lam (Cyanobacteria) tuy chúng chưa có lục lạp như tảo

và thực vật, nhưng chúng có cả hai hệ quang hợp II và I với hệ sắc tố là
clorophyl a và b, hoạt động giống như ở tảo và thực vật. Điều khác biệt là
hệ sắc tố II và I không chứa trong lục lạp như ở tảo và thực vật mà được
chứa trong màng tilacoit nằm rải rác trong tế bào chất. Màng tilacoit của
chúng là do sự gấp nếp của một phần màng sinh chất được tách ra đi vào tế
bào chất. Nên nhớ là lục lạp của cơ thể nhân chuẩn (tảo, thực vật) có nguồn
gốc cộng sinh của một dạng vi khuẩn lam. Dạng quang hợp của vi khuẩn
lam là dạng quang tự dưỡng xuất hiện đầu tiên, sử dụng sắc tố clorophyl

như chất hấp thụ photon, sử dụng H2O như là nguồn H+ để chuyển hóa
thành năng lượng ATP và tổng hợp chất hữu cơ từ nguồn cacbon là CO2 sản
sinh ra khí oxy. Vi khuẩn lam xuất hiện cách đây khoảng 2,5 tỷ năm và hoạt
động của vi khuẩn lam đã tạo nên bầu khí quyển tích lũy nhiều oxy tạo điều
kiện cho sự xuất hiện các cơ thể hô hấp hiếu khí.

1.4.8. Các nhân tố ảnh hưởng đến quang hợp

a) Ánh sáng

Cây xanh quang hợp mạnh nhất vào buổi sáng sớm và chiều là thời gian

giàu bức xạ đỏ.

b) Hàm lượng CO2 trong không khí

Đồ thị ở hình 1.17 chỉ ra hàm lượng của CO2 trong không khí gây ảnh

hưởng như thế nào đối với cường độ quang hợp.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.