SỔ TAY GIÁO DỤC GIA ĐÌNH NHẬT BẢN - Trang 33

Nguồn: "Nghiên cứu điều tra về tái sinh sức mạnh giáo dục của gia đình", 2001, Hội nghiên cứu
giáo dục gia đình trực thuộc Viện nghiên cứu chính sách giáo dục quốc gia Nhật Bản

(*) Tham khảo danh mục ehon Nhật Bản do Tủ sách Người Mẹ tốt phát hành.

Trẻ em chưa thể kêu cứu rõ ràng

Những cảm xúc căng thẳng, sự thiếu vắng tình cảm thân mật, hoặc bao

bọc hay can thiệp quá mức, đều có ảnh hưởng tới sức khỏe, tâm hồn của trẻ
em và nó thường thể hiện ra dấu hiệu trên thân thể. Có vô số các dấu hiệu từ
các triệu chứng như đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy, chán ăn, chóng mặt, đau
đầu, sốt... đến việc ăn quá nhiều, mất ngủ, mút ngón tay, cắn móng tay...

Nếu thấy trẻ có những dấu hiệu như vậy thì cha mẹ không nên chỉ nghĩ đến

việc trẻ bị bệnh mà còn phải suy ngẫm xem liệu vấn đề tâm lý có phải là
nguyên nhân hay không. Vấn đề không thể được giải quyết chỉ bằng những

lời kiểu như "chỉ tưởng tượng là giỏi", "làm nũng ấy mà", "lười biếng thì
có" mà việc quan sát tình hình, lắng nghe trẻ nói và lý giải điều đó là vô
cùng quan trọng. Ngoài ra cha mẹ cũng cần phải trao đổi với các bác sĩ có
liên quan.

Các dấu hiệu của cơ thể, hành động phát sinh do vấn đề tâm lý.

Cơ thể: Đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy, chán ăn, chóng mặt, đau đầu,

sốt,...

Hành động: Ăn quá nhiều, mất ngủ, cắn móng tay, mút ngón tay,...

Không được bỏ qua các dấu

hiệu thể hiện trên cơ thể và ở

hành động của trẻ em!

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.