thật phong phú.
2. Những lỗi kiểu “Qua kinh nghiệm cho ta thấy rằng”
A. Phân tích lỗi: Trong kiểu lỗi này người viết xử lý trạng ngữ như một
danh ngữ làm chủ ngữ. Mặt khác, họ không biết phân biệt loại động từ đòi
hỏi một chủ ngữ đi trước (động từ ngoại động như nói lên, đưa đến, cho
thấy, cho phép, tạo nên, quét sạch, tỏ ra, chứng minh, v.v., hay động từ gây
khiến như gây nên, khiến cho, làm cho, đòi hỏi, buộc, v.v.) với loại động từ
có thể dùng không có chủ ngữ như có, có thể, thấy có, cần, nên phải, và với
loại động từ có thể có chủ ngữ đặt phía sau như hiện ra, chạy tới, nhô lên,
rơi xuống, mọc lên, tỏa ra, thổi về, tràn tới, hình thành (động từ “xuất
hiện”) hay loại động từ có thể vừa chỉ hành động vừa chỉ tư thế của đồ vật
như đặt, treo, bày, m c, dựng, trồng, trải, cắm, đính, thêu, vẽ
v.v., cho
nên viết thành những câu thiếu chủ ngữ.
B. SỬA LỖI: Kiểu lỗi này có thể sửa bằng cách bỏ giới từ mở đầu câu,
để biến trạng ngữ thành một chủ ngữ, như câu:
“Qua kinh nghiệm cho ta thấy rằng”
có thể sửa lại là: “Kinh nghiệm cho ta thấy rằng”, hoặc bằng cách dùng
một động từ vô nhân xưng ở phần chính như:
- “Qua kinh nghiệm có thể thấy rằng”.
hoặc thêm một chủ ngữ cho phần chính như:
- “Qua kinh nghiệm, ta thấy rằng”.
C. NHỮNG TRƯỜNG HỢP TƯƠNG TỰ:
- Với nghệ thuật so sánh của tác giả đã làm nổi bật lên sự hy sinh to lớn
của những bà mẹ Việt Nam trong công cuộc chiến đấu giữ nước.