SỔ TAY SỬA LỖI HÀNH VĂN - Trang 33

3. Những lỗi kiểu “Là đoàn viên nên ta phải cố gắng”

A. Phân tích lỗi: Đây là kiểu câu có trạng ngữ gồm một động ngữ không

có chủ ngữ, chủ ngữ được hiểu ngầm cũng chính là chủ ngữ của phần sau
của câu: Nhưng học sinh dễ lầm tưởng đấy là một mệnh đề bình đẳng với
phần sau. Do đó các em dùng liên từ đẳng kết (và, mà, nhưng, nên, cho
nên
) giữa trạng ngữ và phần sau của câu. Ví dụ: “Là đoàn viên nên ta phải
cố gắng”. Những động ngữ hay được dùng làm trạng ngữ theo kiểu này
thường là những động ngữ có trung tâm là được, bị, được biết, được phép,
muốn, để, bất chấp, mặc cho, hưởng ứng, lấy cớ, nghe nói.
.

B. Sửa lỗi: Kiểu lỗi này có 3 cách sửa. Chẳng hạn như câu: “Là đoàn

viên nên ta phải cố gắng” hay “Là đoàn viên nhưng anh ta chưa cố gắng
đúng mức” sẽ được viết lại cho đúng theo ba cách sau đây:

1. Biến trạng ngữ thành một mệnh đề (có chủ ngữ).

“Ta là đoàn viên nên phải cố gắng”.

“Anh ta là đoàn viên nhưng lại chưa cố gắng”.

2. Bỏ liên từ giữa trạng ngữ và phần sau của câu:

“Là đoàn viên, ta phải cố gắng”.

“Là đoàn viên, anh ta chưa cố gắng đúng mức”.

3. Thêm liên từ cho phần đầu:

“Vì là đoàn viên nên ta phải cố gắng”.

“Tuy là đoàn viên, (nhưng) anh ta chưa cố gắng đúng mức”.

C. Những trường hợp tương tự:

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.