269
Năng lượng của sự bố thí
Nhưng cảm nhận rộng lớn ấy không phải chỉ là
chuyện lý thuyết mà thôi. Chúng ta có thể thật sự nhìn
nó phát triển và lớn mạnh khi ta thực tập bố thí. Mỗi
khi chúng ta đi đến mức giới hạn của sự bố thí, vì sự
dính mắc của mình, ta có thể nhìn những biên giới ấy
từ từ tan rã. Có thể ban đầu ta nghĩ rằng
:
“Tôi chỉ có
thể cho bấy nhiêu đây thôi, không thể nào làm hơn
được nữa” hoặc là “Tôi sẵn sàng cho, nếu như tôi được
người khác biết tới và cảm ơn.” Nhưng khi chúng ta
tiến đến những mức hạn định này rồi, ta sẽ nhìn xuyên
qua được chúng, và ý thức rằng chúng không có thật.
Những giới hạn ấy không phải là một thực thể, chúng
không có khả năng giam giữ ta lại. Và ta sẽ bước được
ra ngoài. Trong sự thực tập, ta lại tiếp tục tiến xa hơn,
nới rộng con tim bao la và rộng mở của mình hơn
nữa
.
Sự khác biệt giữa một tâm thức rộng lớn và một
tâm thức nhỏ nhoi rất rõ ràng. Ví dụ, một hôm bạn bị
trặc chân. Bây giờ, bỗng nhiên bạn phải đối diện với
cái đau và khó khăn của một phế tật tạm thời. Có thể
bạn phải chống nạng hoặc bị bó chân. Nếu như bạn có
một tâm thức nhỏ nhoi và giới hạn, bạn sẽ đáp ứng với
tình trạng này như thế nào? “Trời ơi, bị trặc chân rồi!
Bây giờ thì còn đi đâu chơi được nữa. Nghĩ chán thật!