Nhĩ Kỳ có nền kinh tế nông nghiệp ổn định và công nghiệp hóa cao
hơn so với Iran. Tôi sẽ quay lại câu chuyện Thổ Nhĩ Kỳ sau. Ta tạm
bằng lòng với việc chỉ ra rằng nó nằm ở phía tây bắc Iran, và do đó
gần gũi hơn với châu Âu và cách rất xa các trung tâm dân số lớn
của người Sunni, và rằng nó chỉ là một nhà sản xuất dầu rất nhỏ,
trong khi Iran đã đứng thứ ba thế giới về trữ lượng dầu với 133 tỷ
thùng. Nhưng lợi ích thực sự của Iran là địa lý: nó nằm ngay phía
nam Heartland trong sơ đồ của Mackinder và Rimland trong sơ đồ
Spykman.
Hầu như tất cả dầu và khí đốt tự nhiên từ Trung Đông nằm hoặc
dọc theo vịnh Ba Tư, hoặc xung quanh biển Caspi. Cũng giống như
các tuyến vận chuyển đường biển tỏa ra từ vùng vịnh Ba Tư, các
đường ống đã tỏa và vẫn còn tỏa ra từ khu vực biển Caspi đến Địa
Trung Hải, Biển Đen, Trung Quốc và Ấn Độ Dương. Quốc gia duy
nhất nằm trên cả hai khu vực sản xuất này chính là Iran, trải rộng từ
biển Caspi tới vịnh Ba Tư. Vịnh Ba Tư nắm giữ tới 55% trữ lượng
dầu thô thế giới, và Iran bao quát được toàn bộ vùng vịnh Ba Tư, từ
Shatta al Arab trên biên giới Iraq cho tới tận eo biển Hormuz, nằm
cách đó 1.000 km. Iran có đường bờ dài nhất trên vịnh Ba Tư (1.356
dặm), đứng thứ hai là của UAE (chỉ 733 dặm). Iran cũng có khoảng
500 km đường bờ biển trên biển Arab, với cảng Chah Bahar, gần
biên giới với Pakistan. Điều này làm cho các nước Trung Á bắt buộc
phải đi qua Iran. Bờ biển Caspi của Iran ở phía cực bắc được bao
quanh bởi các dãy núi với rừng dày đặc và trải dài gần 650 km, giữa
Astara về phía tây, trên biên giới với Azerbaijan và Bandar
Torkaman, gần Turkmenistan.
Bản đồ tự nhiên của đại lục Á-Âu thậm chí còn nói lên nhiều điều
hơn nữa. Dãy núi Zagros của Iran dạng cung tròn từ Anatolia ở phía