khâm phục sự can đảm của Huntington, người đã bóc tách riêng và
trình bày một vấn đề cơ bản nhất mà đa số giới học thuật và nhà
báo từ chối đề cập do sợ phạm lỗi đối với sự chuẩn mực về chính
trị, nhưng tôi không hoàn toàn đồng ý với những kết luận của ông.
Huntington nghĩ rằng cách duy nhất để ngăn chặn hiện tượng Tây
Ban Nha hóa tràn lan trong xã hội của Hoa Kỳ là thúc đẩy một chủ
nghĩa dân tộc Mỹ để bảo tồn văn hóa và các giá trị Anglo-Tin Lành
của chúng ta. Về phần tôi, tôi tin rằng ngay cả khi địa lý không hoàn
toàn quyết định tương lai của chúng ta, nó cũng đặt ra không ít
những đường nét của những gì có thể và không thể đạt được. Hoa
Kỳ và Mexico gắn bó với nhau quá mật thiết về mặt lịch sử, địa lý,
nhân khẩu học, đến mức mà người ta sẽ rất khó có thể tách biệt
chúng, như Huntington hy vọng, bằng cách phát triển chủ nghĩa dân
tộc. Huntington chế nhạo một cách thích đáng chủ nghĩa thế giới (và
cả chủ nghĩa đế quốc nữa), coi nó như những ảo tưởng mang tính
tinh hoa chủ nghĩa. Nhưng một mức độ nhất định của chủ nghĩa thế
giới, ngược lại với Huntington, là không thể tránh khỏi và không nên
xem thường.
Tôi tin rằng Hoa Kỳ trong thế kỷ XXI sẽ trở thành một quốc gia
vừa có tính cộng đồng hơn, vừa mang tính chất lai tạp hơn, được
định hướng theo chiều bắc-nam, từ Canada tới Mexico, chứ không
phải là từ đông sang tây như từ trước đến nay. Đất nước này sẽ trở
thành một tập hợp đa sắc tộc của những thành bang đang mở rộng,
mà thành bang này sẽ dần dần nhìn giống như thành bang bên
cạnh, chẳng hạn Cascadia ở Tây Bắc kề Thái Bình Dương, hay
Omaha Lincoln ở Nebraska. Công nghệ sẽ tiếp tục thu ngắn những
khoảng cách, và mỗi tập hợp lớn sẽ phát triển những quan hệ kinh
tế riêng của mình với các thành phố lân cận và các mạng lưới