làm xong bản kế hoạch để trình lên Ban chấp hành trung ương Đảng xét
duyệt.
Những phương hướng chính đề xây dựng bản báo cáo là do B. M . Sa-
pô-sni-cốp nêu cho chúng tôi. Ngày 7 tháng Năm năm 1940, đồng chí ấy
được phong quân hàm Nguyên soái Liên Xô. Bản dự tháo báo cáo chúng tôi
cùng làm với N. Ph. Va-tu-tin và Gh. C. Ma-lan-đin.
Trung tướng N. Ph. Va-tu-tin, một trong những người cầm quân xuất sắc
trong Chiến tranh giữ nước vĩ đại, ngay từ hồi bấy giờ đã rất nổi tiếng trong
hàng ngũ lãnh đạo của Hồng quân công nông. Sinh ra trong một gia đình
bần nông ở làng Tsê-pu-khi-nô tỉnh Cuốc-xcơ, N. Ph. Va-tu-tin bắt đầu con
đường chiến đấu của mình khi 19 tuổi vào Hồng quân và tham gia diệt trừ
bọn phỉ phản cách mạng ở U-crai-na. Lao động khắc nghiệt của người lính
là trường học đầu tiên của vị tướng tương lai, trường học đó đã rèn luyện
cho đồng chí thái độ nghiêm chỉnh rất mực trong việc thi hành nghĩa vụ
chiến đấu, sự kiên nghị của tính chất và tinh thần cương quyết trong hành
động.
Công tác quân sự là năng khiếu của đồng chí. Suốt 20 năm phục vụ
trong Hồng quân, trải qua nhiều chức vụ chỉ huy và công tác tham mưu,
đồng chí đã có những kinh nghiệm chiến đấu vững vàng, nhất là ở Quân
khu đặc biệt Ki-ép, mà ở đây đồng chí làm tham mưu trưởng và là một
trong số các cán bộ lãnh đạo Phương diện quân U-crai-na trong thời gian
giải phóng Tây U-crai-na. N. Ph. Va-tu-tin có trình độ lý luận tuyệt vời.
Đồng chí đã tốt nghiệp Trường bộ binh Pôn-ta-va, Trường cao đẳng quân sự
liên hợp Ki-ép, Học viện quân sự mang tên Phrun-dê và Học viện Bộ Tổng
tham mưu.
Trung tướng Ma-lan-đin trước đây là phó của N. Ph. Va-tu-tin ở bộ
tham mưu Quân khu đặc biệt Ki-ép và cũng có nhiều kinh nghiệm. Năm
1940, hai đồng chí đó về Bộ Tổng tham mưu. N. Ph. Va-tu-tin làm cục
trưởng Cục tác chiến, Gh. C. Ma-lan-đin làm cục phó. Về sau, N. Ph. Va-tu-