Phương diện quân U-crai-na 4. Những tên gọi này về cơ bản vẫn còn giữ
mãi tới sau khi bộ đội Liên Xô đã đánh đuổi quân phát-xít ra khỏi lãnh thổ
của Đất nước xô-viết.
Những tên gọi mới của các phương diện quân cũng phản ánh những
thắng lợi của chúng ta. Bọn địch dù có điên cuồng, lồng lộn đến thế nào.
cũng đã không thể ngăn cản được bước tiến quân như vũ bão của bộ đội
Liên Xô. Cuộc tiến công của Hồng quân đã triển khai từ Lê-nin-grát cho
đến tận Crưm.
Mùa thu năm 1943, tôi đặc biệt thường hay tiếp xúc với Ph. I. Tôn-bu-
khin. Tôi muôn nói một vài lời thắm thiết về con người đó. Chúng tôi quen
biết nhau từ hồi trước chiến tranh, rồi sau đó trở thành bạn thân. Ph. I. Tôn-
bu-khin thoạt đầu phục vụ trong quân đội Nga hoàng. Cũng như tôi, trong
chiến tranh thế giới thứ nhất, Tôn-bu-khin đã tiến lên chức vụ tiểu đoàn
trưởng. Và khi sắp bắt đầu cuộc Chiến tranh giữ nước vĩ đại, đồng chí là
tham mưu trưởng quân khu.
Trong những năm chiến tranh, những đức tính của Tôn-bu-khin như tinh
thần tận tụy làm tròn nhiệm vụ, lòng dũng cảm, tài chỉ huy bộ đội, quan hệ
thân mật. hồ hởi với cấp dưới đã được biểu hiện hết sức rõ nét. Tôi nói
những điều đó không phải là mượn lời người khác, mà chính là do bản thân
được gần gũi Tôn-bu-khin trong thời gian có mặt tại các đơn vị của đồng
chí ở Xta-lin-grát, ở Đôn-bát, ở Tả ngạn U-crai-na và ở Crưm.
Các khả năng của Tôn-bu-khin với tư cách là một nhà chỉ huy quân sự
lỗi lạc đã được thể hiện rõ trong các chiến dịch Đôn-bát, Mê-li-tô-pôn, Ni-
cô-pôn - Cri-vôi Rô-gơ, Crưm, I-át-xư - Ki-si-ni-ốp, Bê-ô-grát. Bu-đa-pét,
Ba-la-tông, Viên, do các Phương diện quân Nam, U-crai-na 3 và U crai-na 4
tiến hành toàn bộ hay một phần dưới quyền chỉ huy của đồng chí.
Tôn-bu-khin tỏ ra là một nhà chiến lược thực sự. Bộ đội do đồng chí chỉ
huy đã giải phóng lãnh thổ và nhân dân Ru-ma-ni, Bun-ga-ri, Nam Tư và