khác, việc đó đã đòi hỏi một công tác tổ chức to lớn của các bộ tư lệnh, các
cơ quan chính trị, các bộ tham mưu và lao động nặng nhọc của các chiến sĩ
Đến mùa xuân, chống cự lại ba Phương diện quân U-crai-na đang
hướng về phía Tây có các cụm tập đoàn quân “nam” (gồm tập đoàn quân xe
tăng 1 và 4 và tập đoàn quân 8 của Ru-ma-ni) và cụm tập đoàn quân “A”
(tập đoàn quân 6 của Đức và tập đoàn quân 3 của Ru-ma-ni). Các cụm tập
đoàn quân đó bao gồm 83 sư đoàn, trong số đó có 18 sư đoàn xe tăng, 4 sư
đoàn mô-tô hóa, 1 sư đoàn pháo binh (làm nhiệm vụ bộ binh), 2 lữ đoàn
cảnh giới và 1 lữ đoàn mô-tô hóa. Quân phát-xít Đức, mặc dù bị những tổn
thất nặng nề, nhưng đã được bổ sung thêm nhiều.
Ngày 4 tháng Ba, Phương diện quân U-crai-na 1 bắt đầu tiến công. Sau
khi N. Ph. Va-tu-tin bị thương, Nguyên soái Liên Xô Gh. C. Giu-cốp chỉ
huy phương diện quân này, đồng thời vẫn là phó Tổng tư lệnh tối cao. Hoạt
động trong cánh quân xung kích ở phía Tây - Nam và Đông - Nam Sê-pê-
tốp-ca, tập đoàn quân 60 và tập đoàn quân cận vệ 1, ngay trong ngày đầu
tiến công, đã chọc thủng trận địa phòng ngự của địch.
Cũng ngày 4 tháng Ba, theo lệnh của tư lệnh phương điện quân, tập
đoàn quân xe tăng 4 và tập đoàn quân xe tăng cận vệ 3 đã xung trận.
Trong hai ngày đêm đầu tiên của cuộc tiến công, bộ đội Liên Xô đập tan
sự chống cự của địch, mở rộng cửa đột phá tới 180 ki-lô-mét và tiến được
25 - 30 ki-lô-mét, giải phóng I-di-a-xláp và I-am-pôn. Ngày 7 tháng Ba, bộ
đội Liên Xô đột nhập vào Vô-lô-tsi-xcơ và cắt đứt đoạn đường sắt Lvốp –
Ô-đét-xa. Kết quả là bọn quân phát-xít hoạt động trong vùng Prô-xcu-rap và
Vin-ni-txa bị chia cắt khỏi cánh quân ở Tác-nô-pôn.
Cũng trong ngày hôm đó, cánh quân chủ yếu của phương diện quân đã
tiến đến vùng lân cận Tác-nô-pôn, ngày 10 tháng Ba thì tới sát Prô-xcu-rốp;
còn tập đoàn quân 18 bước vào tiến công từ ngày 5 tháng Ba thì ngay hôm