lại và chuẩn bị thêm nữa cho bộ đội, hoàn thiện việc hiệp đồng tác chiến
giữa các đơn vị, vận chuyển thêm đạn dược và chất đốt.
Chúng tôi quyết định: ngày 30 tháng Tư đánh một đòn đột kích trên
hướng bổ trợ bằng lực lượng của tập đoàn quân cận vệ 2 có quân đoàn bộ
binh cận vệ 13 tham gia, đánh qua đồi Mê-ken-di, tiến đến Vũng Bắc và thu
hút tới đó một bộ phận lực lượng địch đang hoạt động ở khu vực phía Nam.
Toàn bộ lực lượng không quân của phương diện quân phải yểm trợ cho đòn
của tập đoàn quân đó. Ở tất cả các binh đoàn bộ binh trên các hướng chủ
công của tập đoàn quân, phải thành lập và chuẩn bị những cụm quân xung
kích phong tỏa, bao gồm: bộ binh, công binh, xe tăng phun lửa và pháo.
Trong ngày 29 và đêm 29 rạng ngày 30 tháng Tư, pháo binh hạng nặng
và pháo nòng ngắn 152 mi-li-mét sẽ chuẩn bị cho trận công kích đó của bộ
binh và xe tăng bằng những trận pháo kích nhằm phá hủy những công sự
phòng ngự của địch đã được phát hiện. Trước rạng đông ngày 30 tháng Tư,
không quân hoạt động tầm xa sẽ tăng cường thêm sự chuẩn bị đó bằng các
trận ném bom cỡ lớn xuống các đội hình chiến đấu của địch.
Từ sáng 1 tháng Năm, các đơn vị của tập đoàn quân Pri-mô-ri-ê và sườn
trái tập đoàn quân 51 sẽ đánh một đòn chủ yếu trên hướng chung vào làng
Véc-xta 6 và mũi Khéc-xô-nét, đánh vu hồi Xê-va-xtô-pôn từ phía Nam.
Trong ngày đó, mọi phương tiện tăng cường chủ yếu của phương diện quân
và toàn bộ không quân phải được sử dụng trên hướng đó. Tập đoàn quân
cận vệ 2 thì tiếp tục tiến công, chủ yếu bằng cách sử dụng các phương tiện
tăng cường của chính mình.
Đêm 28 rạng ngày 29 tháng Tư, tôi nói chuyện điện thoại lâu với Tổng
tư lệnh tối cao về tất cả các kế hoạch đó. Ý đồ chiến dịch và cách bố trí lực
lượng như đã dự định không làm cho Xta-lin phải nghi ngờ gì cả và không
cần phải sửa chữa gì nhiều. Thế nhưng, khi nói đến việc lại hoãn ngày tiến
công thêm nữa (điều mà tôi cùng Tôn-bu-khin khẩn khoản yêu cầu) thì