không quân hoạt động tầm xa, dưới quyền chỉ đạo của Trưởng nguyên soái
không quân A. E. Gô-lô-va-nốp.
Trong trận tấn công Cơ-ních-xbe có 2.500 máy bay tham chiến. Máy
bay hoạt động suốt ngày đêm. Lúc bấy giờ thật khó mà tưởng tượng được
sự im lặng trên trái đất này là như thế nào. Việc chỉ đạo chung toàn bộ các
hoạt động của không quân ở đây do tư lệnh Không quân của Hồng quân là
Trưởng nguyên soái không quân A. A. Nô-vi-cốp đảm nhiệm.
Việc chuẩn bị trận tàn công Cơ-ních-xbe được tiến hành cùng một lúc
với việc tiêu diệt cánh quân địch ở Hai-nơ-xbe. Chỉ đạo việc chuẩn bị của
bộ đội cho trận tấn công là bộ tư lệnh và bộ tham mưu cụm quân Dem-lan-
dơ, đứng đầu là tư lệnh cụm quân I. Kh. Ba-gra-mi-an. Giữa tháng Ba, bộ tư
lệnh Phương diện quân Bê-lô-ru-xi-a 3 đã cùng với bộ tư lệnh cụm quân
Dem-lan-dơ phân tích kỹ lưỡng và thông qua bản kế hoạch tấn công Cơ-
ních-xbe trên cơ sở kế hoạch do bộ tư lệnh cụm quân Dem-lan-dơ vạch ra.
Ngày 16 tháng Ba năm 1945, chúng tôi gửi lên Tổng tư lệnh tối cao một
bản báo cáo, trong đó trình bày tỉ mỉ tình hình ở Đông Phổ. Chúng tôi nhấn
mạnh một lần nữa rằng nếu địch mất khu vực phòng thủ vững chắc này thì
địch sẽ không còn tiếp tục ngoan cố chống cự trên bán đảo Dem-lan-dơ
được, thậm chí nếu có chống cự thì cũng chẳng có ý nghĩa gì.
Trong báo cáo có nêu tỉ mỉ tất cả các điểm của bản kế hoạch về trận tấn
công sắp tới, nhiệm vụ của các tập đoàn quân tham gia chiến dịch và chỉ rõ
tất cả các phương tiện tăng cường chủ yếu tham gia vào trận tấn công. Sau
đó trình bày kế hoạch của bản thân chiến dịch.
“Toàn bộ chiến dịch… chia ra làm ba giai đoạn sau đây: giai đoạn thứ
nhất là giai đoạn chuẩn bị. Trong giai đoạn này sẽ tiến hành các biện pháp:
a) phát hiện toàn diện và thật đầy đủ cách bố trí lực lượng và hệ thống
phòng thủ của địch, xác định đúng vị trí các hỏa điểm, các công sự và các