Đảng, nhiều ủy viên Bộ chính trị và Hội đồng quốc phòng Nhà nước, mà số
ủy viên các cơ quan ấy thường nhiều hơn số ủy viên của Đại bản doanh.
Tôi nghĩ rằng, khi nói về những bản báo cáo của tổng tham mưu trưởng
hoặc các phó Tổng tham mưu trưởng tại các hội nghị công tác của Đại bản
doanh, thì có thể coi đó như là những bản báo cáo trước Đại bản doanh,
trước Bộ chính trị Ban chấp hành trung ương Đảng và Hội đồng quốc
phòng Nhà nước, tất nhiên, đây sẽ là điều đúng đắn. Theo tôi bản thân cách
thức xem xét những bản báo cáo ấy và tính chất của những quyết nghị về
những bản báo cáo đó chứng tỏ quan điểm này là đúng. Bản thân tôi, trước
đây cũng như hiện nay vẫn cho rằng những bản báo cáo như vậy của mình
là những bản báo cáo trước Ban chấp hành trung ương Đảng và Đại bản
doanh.
Nếu tôi ở Mát-xcơ-va thì thường vào buổi tối, I. V. Xta-lin (hoặc thư ký
của đồng chí là A. N. Pô-xcơ-ri-ô-bư-sép) gọi điện cho tôi và mời tới Ban
chấp hành trung ương vào khoảng 20 - 21 giờ. Tổng tư lệnh tối cao không
có phòng làm việc riêng, phòng làm việc của Tổng bí thư Ban chấp hành
trung ương cũng là phòng làm việc của Đại bản doanh. Nội dung báo cáo
không được quy định trước. Ngoài tình hình chung ở mặt trận, tôi phải tự
xác định những vấn đề gì mà I. V. Xta-lin và những ủy viên Bộ chính trị và
Hội đồng quốc phòng Nhà nước có mặt ở đó sẽ quan tâm đến. Tôi xem qua
tài liệu và chuẩn bị. Lúc đến Ban chấp hành trung ương, đôi khi I. V. Xta-
lin lại quan tâm tới một vấn đề khác nào đó. Nhưng thông thường thì thảo
luận tình hình mặt trận và những vấn đề bảo đảm về vật chất cho bộ đội tác
chiến.
Tôi phải báo cáo rất nhanh. Những bản báo cáo đó không những nêu lên
tình hình ở các phương diện quân, mà còn đánh giá những hoạt động của
chúng, đưa ra những đề nghị, nói rõ những yêu cầu của hội đồng quân sự
các phương diện quân và những đề nghị của Bộ Tổng tham mưu. Những
hội nghị này không bao giờ có biên bản. Nhưng nếu cần thiết thì những vấn