Lê Tương Dực, Vũ Như Tô và giấc mơ
Cửu trùng đài
hững năm lẻ mười của thế kỉ 16...
Kinh thành Đông Đô không còn giữ được vẻ sung túc như khi còn là “đời
vua Thái Tổ, Thái Tông” buổi đầu lập quốc, cũng không còn dáng vẻ huy
hoàng của thời thịnh trị Lê Thánh Tông mấy chục năm sau. Nhưng dẫu sao
đất nước vẫn được yên bình, nhân dân vẫn được yên ổn làm ăn, sinh sống.
Người dân kinh thành vẫn có thú vui tao nhã tìm đến những nơi danh lam
thắng cảnh để thưởng ngoạn, di dưỡng tinh thần. Hồ Dâm Đàm
cả người đất đế đô lẫn khách bốn phương hay đến vào mùa thu, khi ấy trời
xanh, mây trắng, gió thu thổi nhẹ vừa đủ khiến nước hồ gợn sóng làm xao
xuyến lòng người...
Chiều thu hôm ấy có một đám tao nhân mặc khách rủ nhau đến hồ vãn
cảnh, uống rượu bình thơ. Đi nhiều đã mỏi, họ vào một quán nước bên hồ
ngồi nghỉ, hóng những làn gió những tiếng reo hò, la hét, lẫn trong tiếng
trống thúc quân dồn dập. Tiếng động vọng đến từ phía lòng hồ, thỉnh thoảng
lại rộ lên rồi tắt, tắt rồi lại rộ. Loạn ư? Binh biến ư? Hay đã xảy ra chiến
tranh, giặc đánh đến nơi rồi? Liên tưởng, họ nghĩ đến tin đồn người ta mới
kháo nhau, rằng nhà vua cho đóng chiến thuyền, nhiều lắm, đẹp lắm, không
biết để làm gì... Thôi, hay là có chuyện thật rồi, đánh nhau thật rồi! thu thổi
hây hây. Giữa cảnh tĩnh mạc nơi đây, bỗng nổi lên
Mọi người nhớn nhác, có người đã định bỏ chạy, nhưng định thần nghe
thì quái lạ! Thấy như có cả tiếng đàn bà con gái. Cũng xung phong, cũng tấn
công. Rồi là tiếng cười ngặt nghẽo, rồi lại tiếng hò reo thắng rồi, thắng rồi...
Thấy lạ, mọi người đánh liều ra sát mép hồ để nhìn cho rõ: Đúng là có
đánh nhau thật, nhưng là đánh trận giả. Trên hồ, dàn thành thế trận là hai đội