Chuck Geschke (Adobe
) nói về phản ứng của phu nhân của những
nhà điều hành cấp cao Xerox
trước buổi giới thiệu công nghệ PARC
năm 1977: “Họ thích nó. Họ ngồi xuống và chơi với con chuột máy
tính, họ thay đổi một vài thứ trên màn hình, họ nhấn nút in và ở trên
giấy nó cũng giống y như ở trên màn hình. Họ đã nói “Ôi, thật là tuyệt.
Điều này có thể thực sự thay đổi cả một văn phòng nếu văn phòng đó
có công nghệ này””. Đáng tiếc là các nhà điều hành cấp cao của Xerox
không nghe theo các bà vợ và đó là lý do tại sao Adobe và Apple tồn
tại cho đến ngày nay.
James Hong (Hot or Not – Nóng bỏng hay Không) nói về bản thử
nghiệm đầu tiên của trang web: “Bố tôi là người đầu tiên nhìn thấy Hot
or Not ngoài Jim – đồng sáng lập – và tôi, và ông đã ghiền nó ngay! Đó
là bố tôi, một ông lão Trung Hoa về hưu, 60 tuổi, vậy mà ông đã nói:
“Cô ta nóng bỏng. Còn cô này, chả nóng bỏng tí nào”.”
Những câu chuyện này cho biết chuyện gì đã xảy ra trong giai đoạn khởi
nghiệp. Thành công chỉ chọn những người điên khùng, đam mê, những
người tin rằng họ có thể thay đổi cả thế giới. Thành công không chọn những
người “chuyên nghiệp” và “đã được chứng minh”. Không phải mình tôi có
suy nghĩ như vậy; tôi đã từng nghe Michael Mortiz (người đã đầu tư cho
Google) của Sequoia Capital
giải thích ông muốn đầu tư cho kiểu doanh
nhân nào. Tôi xin được dẫn ý thế này: Những người dưới 30 tuổi đang xây
dựng một sản phẩm mà chính họ cũng muốn sử dụng. Amen!
{ CHƯƠNG 2 }
Câu chuyện của chính doanh nhân
Trách nhiệm lớn nhất của nghề kỹ sư so với những ngành nghề
khác là công việc của họ được trưng ra nơi mà ai cũng có thể nhìn
thấy. Hành động của anh ta, từng bước, từng bước một đều bị theo
dõi. Anh ta không thể chôn vùi những sai lầm của mình vào nấm
mồ giống như các bác sỹ. Anh ta không thể gửi lời theo gió hay đổ