Nguyễn Hiến Lê
Sử Trung Quốc
Phần III
Chương VI
Thời Quân Chủ ( Tiếp)
Giai Đoạn sau
Hán suy, Hồ mạnh
Dưới Sự Thống trị của Mông Cổ
Nhà Nguyên ( 1277 - 1367 )
Tổng Quan
Tới đây chúng ta bước vào một giai đoạn mới của lịch sử Trung Hoa mà có
sử gia ( Lombard cho là thời ổn định ( atabilisation), nghĩa là quốc gia
Trung Hoa từ nay không còn những cảnh loạn lạc, chia rẽ, phân tán thành
cả chục nước như thời Nam Bắc Triều ( cuối Hán ) , thời Ngũ Đại ( cuối
Đường ) hoặc ít nhất cũng làm hai, ba nước như thời Tam Quốc và thời
Tống ; có sử gia ( Eberhard) lại cho là thời Cận Đại của lịch sử Trung Hoa
có thể so sánh với thời Cận Đại của Âu Tây, vì ở Trung Hoa giai cấp sĩ tộc
giàu có và cầm quyền bây giờ mạnh lên, hơi giống giai cấp bourgeoisie ở
phương Tây. Tôi nói hơi giống và chính Eberhard cũng nhận rằng phải tới
sau cách mạng Tân Hợi ( 1911), Trung Hoa mới thực sự có giai cấp
bourgeoisie hoàn toàn dự vào những hoạt động chính trị .
Chúng tôi đứng về một phương diện khác mà xét thì thấy ba triều Nguyên,
Minh, Thanh là thời suy của dân tộc Trung Hoa , dân tộc Hán. Lịch sử
Trung Hoa là lịch sử một dân tộc văn minh rất sớm, mở mang được một bờ
cõi rất rộng , ở sát nách các dân tộc du mục, hiếu chiến phương Bắc ( Đông
và Tây ), và suốt hai ngàn rưỡi năm , tới cuối đời Tống , chỉ là một cuộc
tranh đấu để sinh tồn giữa họ với các rợ đó. Cuộc tranh đấu bất tuyệt và
thật gay go: Hễ dân tộc Trung Hoa thịnh lên ( đầu Chu, đầu Hán , đầu
Đường) thì các rợ phải lùi về các cánh đồng cỏ của họ, đợi lúc Trung Hoa
suy thì lại từng đoàn, từng đoàn phi ngựa qua cướp bóc,chiếm lúa gạo, của
cải đất đai. Cuối đời Hán chúng đã len lỏi vào làm chủ được một phần Hoa