phải giữ kín , ba chữ này ở trong đáy lòng mỗi ngày đều phải tụng niệm”.
Người chăn bò nọ trở lại với công việc chăn bò, nhưng ông có một chỗ
ngồi thiền định giữa các tấm rạ. Cứ mỗi lần xong công việc, ông lại ngồi
trong thế hoa sen và tập trung cao độ đọc mật chú nọ. Lúc chăn bò, ông
cũng tu luyện sự tỉnh giác, mối lần thấy tâm mình lơi lỏng,ông laị nhẩm:
Hung Bezar Phet.
Không bao giờ ông hỏi các chữ đó có nghĩa gì. Đối với “mũi trái rạ”, ba
chữ đó bao trùm toàn bộ sự vật. Với lòng thiết tha tu tập, dần dần người
chăn bò trở thành một tu sĩ có trình độ, mặc dù không bao giờ ông thấy
mình là một tu sĩ .
Cứ thế mà nhiều năm trôi qua, rồi đến một ngày có người kiếm mũi trái rạ
trong chuồng bò và nhờ ông cùng cưỡi ngựa xuống núi có chuyện."Chủ tôi
là một trưởng giả giàu có, nhưng vợ của ông ta bị ốm. Thình lình bà ta nổi
cơn điên như bị ma nhập, không thể chữa chạy được. Người ta nói có một
tu sĩ như ông có thể giúp được, ông có mật chú đặc biệt. Hiện nay y sĩ và
Lạt-ma đều bó tay cả”.
Mũi trái rạ ngạc nhiên, ông chưa bao giờ nghe tin đồn đại về mình. Tuy thế
ông cũng sửa soạn lên đường xuống núi để giúp người bệnh trong khả năng
của mình.
Đến nơi, ông vội vào thăm người bệnh đang vật vã. Không một chút ngần
ngại, ông bắt chước thầy mình ngày trước làm sao thì làm vậy: ông giật xâu
chuỗi gỗ đeo trước ngực, gõ đầu người bệnh và gọi lớn: "Mũi trái rạ, đâu có
gì đâu, Hung Benzar Phet!”
Mọi người kinh ngạc khi thấy người bệnh bỗng nhiên hết điên. Bà chớp
mắt nhìn quanh như ai vừa đánh thức bà dậy từ một cơn mê dài và hết
bệnh.
Từ đó, mũi trái rạ bỗng thành nổi tiếng là người chữa bệnh. Ông có nhiều
thái độ kì quái khó hiểu, nhưng dần ai cũng kinh sợ trước câu thần chú của
ông.
Rồi tới một ngày vị Lạt-ma đã từng truyền thần chú cho mũi trái rạ cũng bị
bệnh. Mọi người gửi một đoàn sứ giả với nghi thức hết sức long trọng để
mời vị tu sỹ với cái mũi kì quặc đó đến giường bệnh. Người chăn bò không