Những hàm ý đối với Phương Tây
Bài báo này không khẳng định rằng tính đồng nhất văn minh sẽ thay
thế tất cả các hình thức tính đồng nhất khác, rằng các nhà nước dân tộc sẽ
biến mất, rằng mỗi nền vàn minh sẽ trở thành một thực thể chính trị duy
nhất và hoàn chỉnh, rằng các nhóm khác nhau trong một nền văn minh sẽ
không còn xung đột và đấu tranh với nhau. Tôi chỉ nêu ra giả thiết rằng
những khác biệt giữa các nền văn minh là có thực và quan trọng; tự ý thức
về văn minh đang tăng lên; xung đột giữa các nền văn minh sẽ thay thế
xung đột hệ tư tưởng và các dạng xung đột khác với tính cách là hình thức
xung đột chi phối toàn cầu; các quan hệ quốc tế, mà về mặt lịch sử là trò
chơi trong khuôn khổ nền văn minh Phương Tây, sẽ ngày càng phi Phương
Tây hóa và trở thành một trò chơi mà trong đó các nền văn minh phi
Phương Tây sẽ là các nhân vật tích cực chứ không đơn thuần là các đối
tượng tiêu cực; các thể chế quốc tế có hiệu quả trong lĩnh vực chính trị,
kinh tế và an ninh sẽ hình thành bên trong các nền văn minh chứ không
phải là giữa chúng; xung đột giữa các nhóm thuộc các nền văn minh khác
nhau sẽ nổ ra thường xuyên hơn, dai dẳng hơn, đẫm máu hơn so với các
cuộc xung đột bên trong một nền văn minh; xung đột vũ trang giữa các
nhóm thuộc những nền văn minh khác nhau sẽ là nguồn gốc có xác suất lớn
nhất và nguy hiểm nhất gây ra tình trạng căng thẳng, là nguồn tiềm tàng
dẫn tới chiến tranh thế giới; các trục chủ yếu của chính trị thế giới sẽ là
quan hệ giữa Phương Tây và phần còn lại của thế giới; các giới elit chính
trị ở một số nước bị phân rã, phi phương Tây sẽ cố đưa đất nước của mình
vào Phương Tây, nhưng trong hầu hết các trường hợp họ đều vấp phải
những trở ngại lớn; trong tương lai gần, các lò lửa xung đột chủ yếu sẽ là
quan hệ qua lại giữa Phương Tây và một vài nước Hồi giáo - Nho giáo.
Ðó không phải là bằng chứng về mong muốn có những cuộc xung đột
giữa các nền văn minh: mà chỉ là bức tranh giả định về tương lai. Nhưng
nếu giả thuyết của tôi có lý thì cần cân nhắc xem điều đó có ý nghĩa gì đối