SỨC MẠNH CỦA NHỮNG CON SỐ - Trang 124

Không có giả thuyết nào hoàn hảo 100 điểm trước khi kiểm chứng cả. Nếu
đặt mục tiêu 100 điểm, chắc chắn ta không thể đi tiếp được.

Tùy vào quan điểm sử dụng thực tế, đôi khi cần có thái độ lạc quan kiểu như
“nếu giả thuyết sai, thì ta sẽ làm lại. Nếu có một giả thuyết không kiểm
chứng được, có lẽ ta nên tìm cái khác”. Trước tiên ta hãy đặt mục tiêu để có
những giả thuyết mà cả bản thân và người nghe đều cảm thấy rằng “Trời!
Mà ờ, đúng là như thế thật!”

(3) Sắp xếp thứ tự ưu tiên

Tùy vào trường hợp mà giả thuyết đưa ra nhiều hay ít, nhưng nếu nhiều và
phải phân tích hết chắc chắn sẽ tốn không ít công sức và thời gian. Khi đó,
với nguồn lực giới hạn (con người, thời gian, tiền bạc, kỹ năng,...) ta phải
sắp xếp thứ tự ưu tiên của các giả thuyết cần kiểm chứng, và làm trước
những phần có độ ưu tiên cao (thực tế những lúc bị yêu cầu kết quả trong
khi nguồn lực giới hạn là thường xuyên).

Vậy có được sắp xếp thứ tự ưu tiên dựa vào quan điểm chủ quan không?
Không, nếu làm thế thì phần phân tích không có căn cứ và chắc chắn sẽ
không được chấp nhận.

Giờ ta hãy sắp xếp trình tự ưu tiên có sức thuyết phục và logic.

Tôi xin được giới thiệu một trong những cách làm đó là “Payoff matrix” để
quyết định độ ưu tiên với hai tiêu điểm.

Hình 2-22 có trục tung là “phân tích dựa vào giả thuyết đó, mức độ tác động
đến vấn đề”, và trục hoành là “Nếu dựa vào giả thuyết đó, thì mức độ dễ
thực hiện là bao nhiêu” (độ dễ khi thực hiện). Trong đó một điểm là một giả
thuyết.

Tuy nhiên, mỗi giả thuyết được đặt ở vị trí nào lại không quan trọng lắm,
bạn có thể đặt ở trên, giữa, hay phía dưới.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.