Ta hãy dùng hai giả thuyết sau để xem cụ thể ý nghĩa của Định vị
(positioning) dựa vào hai tiêu điểm nhé.
Vấn đề: Doanh số bán quần áo trẻ em đang sụt giảm.
Giả thuyết A: Có phải do sản phẩm mới của đối thủ ảnh hưởng không?
Giả thuyết B: Việc giảm giá có giúp gì được không?
Trong hình 2-23, Giả thuyết A đặt ở phía trái bên trên, điều này nghĩa là
mức ảnh hưởng lớn, nhưng công ty khó để can thiệp (độ dễ thực hiện là
thấp). Nghĩa là, mặc dù bị ảnh hưởng bởi sản phẩm của đối thủ cạnh tranh,
nhưng ta không thể tác động được đến đối thủ, và cũng khó lập tức đưa ra
sản phẩm khác cạnh tranh lại.
Ở phía bên phải, phía dưới là giả thuyết B, nghĩa là mức ảnh hưởng nhỏ
nhưng khả năng thực hiện cao. Trường hợp này, dù cho việc giảm giá được
thực hiện cẩn thận, rõ ràng, nhưng sau khi thực hiện có thể cũng không
khiến doanh số thôi sụt giảm ngay lập tức được.
Như vậy theo biểu đồ có nhiều giả thuyết, phía bên phải ở trên là giả thuyết
có tác động lớn đến vấn đề, khả năng thực hiện cũng dễ, nên sẽ được ưu
tiên. Và những giả thuyết lùi về phía trái bên dưới sẽ lần lượt được xếp thứ
tự ưu tiên sau (Hình 2-24).
Tùy vào từng trường hợp, nếu vũ khí này giúp ta có lựa chọn phù hợp, làm
cho người khác chấp nhận, thì chắc chắn có thể ứng dụng ở nhiều trường
hợp khác nhau.