Chính vì vậy, các bạn nhất định phải ghi nhớ ba quan điểm và hai tiêu điểm
để nắm và so sánh đặc trưng cửa data mà tôi sẽ giới thiệu tiếp theo nhé.
Điểm mấu chốt
Tạo giả thuyết, sau đó nghĩ để tìm ra “tiêu điểm thích hợp”, “phân tích cho
phù hợp” nhằm xác định vấn đề hiện nay.
Để làm được như thế, bạn hãy thử suy nghĩ cụ thể xem “Vấn đề” dễ bị ảnh
hưởng bởi yếu tố nào nhé.
Nắm được Độ lớn của data bằng số liệu “Bình quân”
Xem đặc trưng của data bằng “Độ lớn” và “Phân bố” (1)
Để nắm được chính xác đặc trưng của data, ta phải nhìn vào điều gì?
Để tìm ra vấn đề, việc biết được đặc trưng của data đó rất quan trọng.
Hẳn nhiều người cho rằng “data” là “giá trị thể hiện độ lớn”. Trong công
việc thực tế, thường ta hay nói đến Tỉ suất hay Độ lớn cho data chẳng hạn
như “Doanh số”, “So với cùng kỳ năm ngoái”, “Tỉ lệ sản lượng/nguyên liệu”
hay “Lượng khách”. Và đại diện để biểu đạt độ lớn đó thường là “Bình
quân”.
Giá trị bình quân mà mọi người thường sử dụng, là một chỉ tiêu rất tiện để
nắm được độ lớn. Nếu để riêng từng data một, số lượng càng nhiều thì càng
khó nắm được đặc trưng tổng thể. Tuy nhiên, nếu đưa thành chỉ tiêu bình
quân để thể hiện “độ lớn của tổng thể”, ta có thể gom các data riêng lẻ đó
thành một.
Như ví dụ ở hình 3-3, ngay cả khi nhìn data Doanh số ngày trong tháng đó,
ta cũng khó biết được độ lớn đó là bao nhiêu. Nếu đưa nó về “giá trị bình
quân” 189.000 Yên, chỉ thoạt nhìn thôi sẽ biết được độ lớn đó. Hay khi so