SỨC MẠNH CỦA NHỮNG CON SỐ - Trang 151

Sự phân bố = rủi ro, nhưng không có nghĩa rủi ro = xấu

Khái niệm “phân bố” khá quan trọng trong lĩnh vực sản xuất hay kinh
doanh. Sẽ dễ hiểu hơn nếu ta thay từ “Sự phân bố” trong môn thống kê
thành từ Độ chính xác hay Rủi ro.

Ví dụ, mức nhỏ nhất trong phân bố doanh số là rủi ro kinh doanh của các
cửa hàng bán lẻ. Nếu sự phân bố của ngày bán chạy, và ngày bán ế là lớn, sẽ
dẫn đến rủi ro như hàng trong kho thiếu sẽ bỏ lỡ cơ hội bán hàng, hay hàng
trong kho nhiều sẽ gây khó cho lưu chuyển tiền mặt.

Nếu trong sản xuất mà sự phân bố đó rộng, nghĩa là thành phẩm càng khác
xa quy cách hướng dẫn bao nhiêu, thì độ chính xác hay chất lượng sản phẩm
đó sẽ đi xuống bấy nhiêu.

Tất nhiên có những người cho rằng “Rủi ro cao sẽ thu được lợi cao (high
risk, high return), tuy nhiên không hẳn “rủi ro (phân bố) = xấu“. Ở đây tôi
muốn các bạn nắm được tầm quan trọng của việc hiểu về Phân bố và Rủi ro
một cách định lượng.

Ở đây, ta hãy nhìn để xác định ý nghĩa của việc đưa “tiêu điểm” Độ lệch
chuẩn (phân bố) vào (lưu ý “tiêu điểm” ở đây là chỉ “độ lớn” và “phân bố”,
khác với “tiêu điểm” là các cửa hàng ở chương trước).

Hình 3-8 là biểu đồ Histogram hiển thị doanh số hằng ngày của hai tháng
khác nhau. (hình 3-8 bên dưới giống với hình 3-5)

Những người chỉ có “độ lớn” sẽ chỉ chú ý đến Giá trị bình quân này, và kết
luận của họ sẽ là “Vì giá trị bình quân không thay đổi, nên doanh số không
biến động gì. Như vậy không có vấn đề gì cả”.

Nhưng nếu nhìn tiêu điểm “phân bố” của hai hình này, ta thấy Độ lệch chuẩn
của hình trên là 5.1 (10.000 Yên) và hình dưới là 8.5 (10.000 Yên). Rõ ràng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.