SỨC MẠNH CỦA NHỮNG CON SỐ - Trang 160

Điểm mấu chốt

Xem đặc trưng của cả “độ lớn” và “phân bố”.

Yosuke: “Eh! Trước giờ mình vẫn sử dụng để báo cáo mà không biết thế nào
là bình quân, thế nào là data gốc. Càng lúc mình càng thấy tầm quan trọng
của phương pháp phân tích hay chỉ tiêu “phân tích data” rồi. Khi phân tích
nếu không hiểu những điều đó ngược lại còn phản tác dụng nữa. Những số
liệu vẫn dùng mà không suy nghĩ gì... có sao không ta...?”

“Snapshot” để trình bày nội dung trong kỳ một cách dễ hiểu

Ba điểm để nắm được đặc trưng của data (1)

Điểm tiếp theo cần phải xem xét là “làm thế nào” để nắm và so sánh “độ
lớn” hay “phân bố” của data đó. Khi Yosuke chỉ nhìn giá trị của bình quân
trong năm, rồi kết luận cần cải thiện ở hai cửa hàng ít khách là B và D, thì
lập tức bị Takashima cho rằng: “Đó vẫn chỉ là suy đoán của cậu thôi”. Vậy
ngoài tiêu điểm “phân bố” ra, Yosuke còn bỏ sót điều gì? Và để thoát khỏi
“sự suy đoán” phải làm gì, tiếp theo tôi xin được giới thiệu ba điểm chính
sau đây.

“Snapshot” để trình bày số liệu trong một kỳ nào đó theo cách dễ hiểu

“Snapshot” nghĩa là chia nhỏ phạm vi nào đó, để biểu đạt đặc trưng của nó.
Giống với việc cắt một khoảnh nào đó trong một video, hay như snapshot
khi chụp hình vậy.

Có rất nhiều thông tin trong tấm hình bị cắt. Nội dung hay lượng thông tin
không thể xử lý cùng lúc hoặc bị bỏ sót, có thể dễ dàng nắm bắt do chỉ tập
trung vào khoảnh khắc đó thôi. Vì vậy đối với cả người làm và người xem,
càng dễ làm, dễ hiểu càng tốt.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.