SỨC MẠNH CỦA NHỮNG CON SỐ - Trang 192

Như những ví dụ khi sử dụng cả “điểm thay đổi” và “điểm đặc trưng”,
không phải mỗi quan điểm đều hoàn toàn độc lập, ta có thể sử dụng kết hợp
chúng với nhau.

Điểm mấu chốt

Tìm thấy vấn đề từ sự khác nhau của mỗi nhóm đã định bởi hai tiêu điểm.

“Sự lệch chuẩn” có thể là căn cứ để xác định vấn đề

Để nắm được vấn đề, phải xem data thế nào? (4)

Như ở mục (1), ta phải chú ý đến Mức độ lệch so với bình quân, hay Giá trị
trung tâm, mà không chỉ chú trọng đến Sự chênh lệch so với các nhóm khác
thôi.

Ví dụ, dựa vào giả thuyết “nếu biết cách dùng tiền của những khách ít đi
mua loại thực phẩm nào đó, có lẽ sẽ tìm thấy cách hiệu quả để làm cho họ
thường xuyên mua hơn”, ta so sánh khách hàng bằng “khoảng cách bình
quân giữa các lần mua hàng (ngày)” (hình 3-22). Khi đó nếu chỉ tập trung
vào Mức chênh lệch khi so sánh với cái khác, có thể ta sẽ không thấy được
vấn đề.

Vì vậy, sau khi nhìn thấy mức lệch so với trung bình, ta hãy tô màu khu vực
Bình quân +- Độ lệch chuẩn (phần màu xanh ở hình 3-22). Trường hợp này
ta có thể kiểm chứng thực tế “độ lớn” ở đây là “Khoảng cách giữa các lần
mua hàng” bằng “snapshop” trong khoảng thời gian nhất định. Nếu data
vượt khỏi phạm vi, ta đã biết được data bị lệch khỏi khoảng đó. Nhờ vậy sau
này nếu bị hỏi “căn cứ để xác định vấn đề đâu”, ta cũng có thể giải thích một
cách logic, đây đúng là “một mũi tên trúng hai con nhạn”.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.