bày phần này ở chương số 2). Nếu nhìn biểu đồ chỉ có cột doanh số phía
trên, ta chỉ biết được rằng “cửa hàng C là thấp nhất”, nhưng ở biểu đồ có hai
cột phía dưới, ta sẽ thấy vấn đề nằm ở cửa hàng D, tuy có lượng khách
nhiều, nhưng doanh số lai thấp (so với các cửa hàng khác).
Đương nhiên, tiếp theo ta cần phải tìm lời giải cho vấn đề “Tại sao lượng
khách đến đông nhưng doanh số lại thấp”, đến đây chắc bạn đã biết so với
việc chỉ có một data “doanh số”, thì với cách sử dụng hai data, ta đã có bước
tiến khá xa rồi.
Đây chỉ là ví dụ đơn giản có thể nhận ra khi nhìn trên biểu đồ, nhưng điểm
mấu chốt từ “Xử lý data” sang “Phân tích data” là giống nhau. Nghĩa là,
không phải chỉ sử dụng một loại data thôi, nếu tăng số lượng đó lên, ta có
thể đọc được nhiều thông tin giá trị từ mối quan hệ giữa chúng.
Phần tóm tắt điểm khác nhau giữa “Xử lý data” và “Phân tích data” bên trên
thể hiện ở hình 0-4.