SỨC MẠNH CỦA NHỮNG CON SỐ - Trang 280

Chúng ta chỉ nên tập trung vào những điểm chính, giống như hình 5-10.

Nếu như cần phải trình bày chi tiết hơn, thì bạn cũng có thể chuẩn bị thêm
những tờ đính kèm, tùy vào mức độ yêu cầu và tình trạng của đối phương.

Takashima: “Cảm ơn cậu. Với nội dung này thì tuần sau tôi có thể trình bày
báo cáo giữa kỳ lên trưởng phòng rồi. Còn lại, cậu hãy chuẩn bị những điểm
mà trưởng phòng có thể quan tâm, làm sao để có thể trả lời những câu hỏi
của trưởng phòng nhé”.

Yosuke: “Em cảm ơn sếp. Nếu so sánh nội dung báo cáo này và những biểu
đồ em tự làm trước khi được anh hướng dẫn thì bản thân em cũng thấy kinh
ngạc trước sự khác biệt về hiệu quả sử dụng dữ liệu để thuyết minh.”

Takashima: “Ừ. Phương pháp phân tích và dữ liệu cậu từng dùng chắc chắn
là không tốt. Mọi người thường sử dụng cách cơ bản nhất. Nhưng nếu biết
cơ cấu lại một cách logic thì hiệu quả sẽ rất khác biệt”.

Yosuke: “Em nghĩ là em đã hiểu điều mà anh Takashima muốn nói sau khi
cố gắng làm thử”.

Takashima: “Khoan. Cậu chỉ mới làm trường hợp đầu tiên thôi. Việc kinh
doanh của chúng ta cũng như cả nền kinh tế đang không còn đạt được mức
độ tăng trưởng như lúc trước. Nếu ta không nhanh chóng nắm bắt tình hình
và thích ứng bản thân một cách phù hợp thì sẽ không thể tồn tại được. Vì
vậy, tôi muốn cậu tiếp tục luyện tập để không chỉ nhìn nhận sự việc bằng
trực giác và kinh nghiệm, mà bằng dữ liệu và logic một cách khách quan để
truyền tải được đến đối phương”.

Yosuke: “Dạ, em sẽ cố gắng”.

Chương 5: Những điều cần làm để “suy nghĩ bằng số liệu và dữ liệu”.

Cách để có được bài thuyết trình truyền tải được đến đối phương

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.