SỨC MẠNH CỦA NHỮNG CON SỐ - Trang 54

Takashima: “Nếu cậu chỉ loay hoay với số liệu thôi thì sẽ không bước tiếp
được đâu, thay vào đó cậu phải sử dụng kinh nghiệm và cái đầu của mình để
đưa ra các giả định như: “chắc chắn vì như vậy mới có chuyện này”, rồi suy
nghĩ một cách hợp lý vấn đề đó.

Yosuke: “Sử dụng đầu óc để suy nghĩ? Em vẫn đang sử dụng để “phân tích
dữ liệu” mà?”

Takashima: “Nếu cậu gọi ‘phân tích dữ liệu’ là chỉ đơn giản lấy dữ liệu và
sử dụng công cụ để làm, thì chẳng phải nó giống như cái máy tự động sao?
Nếu thế thì mãi cũng chỉ là xử lý dữ liệu thôi, sẽ không đi xa hơn được. Tuy
nhiên, trong quá trình phân tích dữ liệu, người phân tích bằng đầu óc của
mình có thể nhận ra rất nhiều việc qua các số liệu đó. Dù có học bao nhiêu
về phương pháp hay lý luận này khác trong phân tích dữ liệu, mà bỏ qua
điều đó, thì kết quả thu được cũng chỉ là bảng phân tích ‘không thể sử dụng’
được.”

Đúng là cơ hội tốt. Câu chuyện ở đây không phải là cái gì cũng chỉ biết phân
tích dữ liệu, mà là kỹ năng sử dụng nó để làm việc logic, xây dựng phương
án hay giải quyết vấn đề đấy. Nếu cậu làm được điều này, chắc chắn năng
lực sẽ dần nâng cao hơn, nên phải cố mà nhớ nhé.”

Để tránh không “chỉ vẽ biểu đồ là xong”

Trước tiên, hãy xây dựng “giả thuyết”

Nếu bị yêu cầu “Hãy phân tích dữ liệu”, thì đầu tiên bạn sẽ làm gì?

Có lẽ nhiều người sẽ trả lời “nắm nội dung dữ liệu” hay “tạo biểu đồ hay
bảng biểu cho dữ liệu đó”. Trong thực tế, có nhiều người sẽ bắt đầu từ việc
“bắt tay vào làm dữ liệu trước”.

Ví dụ như, giả sử có số liệu bán hàng thực tế trong 36 tuần của khu vực
mình phụ trách, chắc chắn có nhiều người sẽ tạo biểu đồ giống như hình 2-1

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.