Với dữ liệu thế này, bạn sẽ đọc được thông tin gì?
Chắc sẽ là “Giữa các tuần đều có sự chênh lệch, nhưng dao động trong
khoảng 28.000 - 37.000” thôi, đúng không. Nhưng mà, hãy thử nghĩ kỹ hơn
một chút nhé.
Sau khi biết được thông tin trên, theo bạn phải gắn nó vào cái gì và như thế
nào để có được thông tin có ích đây? Hay bạn cho rằng “À, đâu cần phải
vậy, chỉ cần biết được ‘doanh số trong khoảng này’ là xong rồi mà.”
Như quy trình giải quyết vấn đề tôi đã trình bày ở phần trước, bước đầu tiên
là nắm được tình hình tổng thể, ở đây là không sai. Trước khi xử lý dữ liệu,
bạn phải xác định rõ mục đích là Nắm rõ tổng thể thôi, hay là Tìm ra vấn đề
và nguyên nhân của nó.
Đó chính là “lập ra giả thuyết” mà tôi muốn nói đến.
Ở đây, “Giả thuyết” là chỉ việc ta phác thảo nên tình huống có nhiều khả
năng xảy ra, chẳng hạn như “Chắc chắn là sẽ có chuyện này cho xem”.
Nếu giả thuyết đó hợp lý và cụ thể, chắc chắn chất lượng phân tích, kết quả,
hay hiệu quả làm việc sẽ cao hơn.
Nhờ có “giả thuyết”, ta có thể đi từ Xử lý dữ liệu sang Phân tích dữ liệu.
Ví dụ, trong tình huống “doanh số khu vực mình phụ trách đang giảm”, ta có
giả thuyết: “mặc dù đang giảm, nhưng chắc chắn là bốn cửa hàng mình phụ
trách lại có những đặc trưng riêng”, sau đó vẽ biểu đồ như hình 2-2.