Chính vì vậy, đối với cách “xử lý dữ liệu trước để xây dựng giả thuyết”, bạn
nên nghĩ đó là cách cuối cùng nếu không thể có được giả thuyết nào.
Điểm mấu chốt
Hãy “suy nghĩ đến giả thuyết” trước khi bắt đầu xử lý dữ liệu.
Hãy nhắm đúng mục tiêu bằng việc xây dựng “giả thuyết”
Kết nối data và Vấn đề
Giả thuyết là phần không thể thiếu trong quy trình từ Xử lý data đến Phân
tích data.
Ta có thể xác định được giả thuyết đã dựng trước đó “chỗ này hẳn là có vấn
đề đây” có chính xác hay không bằng việc phân tích dữ liệu sau đó. Có thể
nói, xây dựng “giả thuyết” chính là bước giúp cho quá trình tìm ra vấn đề,
hoặc nguyên nhân chính (tại sao lại có vấn đề đó) một cách hiệu quả.
Đặc biệt, những người thường hay có tật bắt tay vào làm ngay khi có dữ liệu
phải lưu ý. Trong quy trình giải quyết vấn đề, ở mỗi bước “Phát hiện vấn
đề” và “Xác nhận nguyên nhân chính”, ta phải xây dựng giả thuyết trước.
Có thể nói đây là phần không thể thiếu trong quy trình từ lúc “xử lý dữ liệu”
đến “phân tích dữ liệu” (hình 2-5).