Yosuke: “Hiện vấn đề là doanh số khu vực mình bị giảm 21% từ nửa năm
rồi, sao đây ta?” Doanh số thì bằng Đơn giá x Lượng bán. Đơn giá thì công
ty quy định rồi, cửa hàng và nhân viên thì không tự ý đổi được, vậy giờ
mình lấy sản phẩm để làm xem thế nào.
Lượng bán thì có nhiều yếu tố, nhưng kết cục thì có bao nhiêu khách đến,
khách mua bao nhiêu, chắc là điểm chính rồi. Giờ nếu số hóa nó và phân
tích, có thể là:
Số lượng bán = số khách đến x tỉ lệ mua x số lượng mua/người
Làm thế này có chiều sâu hơn là chỉ xem kết quả Lượng hàng bán. Vậy ví
dụ như, nếu Số khách đến cửa hàng thay đổi, thì phân tích theo cửa hàng hay
khách hàng đây. Tỉ lệ mua hàng thì mỗi sản phẩm sẽ khác nhau, hay số
lượng mua cũng khác nhau tùy phân khúc khách hàng.
Nếu thử nhìn qua, sẽ biết được Yosuke đang cân nhắc điểm gì, nên chuẩn bị
data gì để phân tích. Bên cạnh đó, ta cũng xác nhận được từng cái có liên hệ
logic với vấn đề Sụt giảm doanh số hay không. Lúc đó, chắc chắn có thể giải
thích hợp lý cho câu hỏi: “Tại sao lại chọn data đó?”
Bốn việc cần làm khi không lấy được data mong muốn
Nếu có đầu óc, sẽ tìm thấy data “thay thế”
Vấn đề căn bản nhất không thể giải quyết được do không lấy được data cần
thiết, vẫn “thường xuyên” xảy ra trong thực tế. Gặp trường hợp này, ta hãy
tìm cách khác và sử dụng “sự thông minh” để khắc phục nó.
Trong những tình huống thực tế khi nhất định phải có được kết quả gì đó,
chỉ còn cách vận dụng hết mọi thứ xung quanh, vắt óc suy nghĩ để đi tiếp,
thì tôi xin đưa ra vài gợi ý như sau.
(1) Tìm data thay thế có điểm chính tương tự nhau (Hình 2-13)