SỨC MẠNH CỦA TRÍ TUỆ XÃ HỘI - Trang 101

Những người bị chứng hay quên thường than phiền về chuyện không
thể nhớ được tên của trạm xe lửa mà họ cần phải xuống, các cuộc hẹn
đã trù định, hay thậm chí là những công việc hàng ngày.
Giáo sư Tsukiyama cho biết tỷ lệ người mắc phải chứng bệnh này
ngày càng gia tăng.
Theo nhật báo The Straits Times, nguyên do chủ yếu là “thiếu giao
tiếp, tương tác xã hội ở thế hệ trẻ Nhật Bản”.
Các nhà nghiên cứu đã xác nhận vấn đề này, cho rằng con người ngày
nay quá phụ thuộc vào máy móc (như: trò chơi điện tử, Internet, thư
điện tử…), họ thường tự “giam” mình trong nhà và ít giao tiếp, hòa
nhập với cộng đồng. Hậu quả là trí nhớ con người ngày càng bị xói
mòn.
Hòa nhập xã hội làm cho trí nhớ trở nên tinh nhạy, liên tục được thử
thách, và tất cả các giác quan – những “trụ cột” chính của trí nhớ –
cũng luôn ở trong tình trạng hoạt động, được sử dụng hết công suất.
Các nhà nghiên cứu kết luận: việc chìm đắm trong “thế giới ảo” của
những trò chơi điện tử, tự cô lập mình với môi trường sống xung
quanh sẽ làm cho trí nhớ của trẻ và các kỹ năng xã hội chậm phát
triển, cũng như làm thui chột dần hai yếu tố quan trọng này khi đến
tuổi trưởng thành.

Trên cơ sở đó, bác sĩ Tsukiyama khuyên mọi người nên giao tiếp với

người khác ít nhất một lần mỗi ngày – một liều “thuốc” hữu hiệu. Ông cũng
đề nghị cần thường xuyên thực hiện những bài luyện tập Trí tuệ Xã hội để
giữ cho não bộ và cơ thể luôn trong tình trạng linh hoạt, trí nhớ hoạt động
tốt và sức khỏe được giữ vững.

Tuy nhiên, các thiết bị điện tử, Internet, v.v. không phải lúc nào cũng gây

tác động tiêu cực. Những tiện ích này nếu được vận dụng để thúc đẩy sự
phát triển Trí tuệ Xã hội thì kết quả mang lại sẽ hết sức tích cực, giống như
trong tình huống nghiên cứu sau.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.